Chiếc mặt nạ cảm xúc của Hirohito

     Hơn thế nữa, việc hạn chế diễn đạt bằng lời nói cũng là để phù hợp với truyền thống văn hóa và thẩm mĩ của Nhật Bản. Không giống như ông nội của mình, một người chuyên quyền tuyệt đối, Hirohito mong muốn trở thành một vị vua (theo nghĩa hẹp là được bảo vệ) theo hiến pháp thời Minh Trị. Hirohito phải thực hiện nhiều nhiệm vụ theo hiến pháp và khi thực hiện các nghĩa vụ này, phải có vẻ mặt tôn nghiêm phù hợp – giống như mang một chiếc mặt nạ – chứ không thể thể hiện cảm xúc cá nhân. Chiếc mặt nạ xa cách đó là một phần trong việc tạo ra một vỏ bọc tâm lý, nó cũng giống như lễ phục vậy. Hirohito cũng mang chiếc mặt nạ đó khi thực hiện các nghĩa vụ tôn giáo và nghi lễ của mình. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất Hirohito phải thực hiện là trở thành hiện thân củatư tưởng và đạo đức Nhật Bản.      Nghịch lý là chiếc mặt nạ củasự im lặng kia đã thu hút được Hirohito và ông coi đó như một việc đáng khen ngợi. Tuy nhiên, khi Hirohito thực hiện các nhiệm vụ chính trị và quân sự của mình, chiếc mặt nạ im lặng đó đôi khi lại gây rắc rối. Những người báo cáo trực tiếp với Hirohito không chi phải cố hiểu được lời nói của Hirohito, thường ít hơn mức cần thiết, mà còn phải học cách hiểu những sắc thái tình cảm trên khuôn mặt Hirohito, khi có vẻ «bị kích động» thì sắc mặt sẽ như thế nào. Biết rằng Hirohito sẽ nói rất ít kể cả khi vấn đề được đề cập cực kỳ quan trọng đối với chính bản thân hoàng đế, những người thường xuyên diện kiên đã học cách quan sát những biểu hiện nhỏ nhặt thoáng qua trên nét mặt để đoán biết những diễn tiến nhỏ nhất trong suy nghĩ và hành động tiếp theo của ông.Trong một xã hội mà việc tạo ra một chân dung che giấu dưới lớp mặt nạ im lặng đã trở thành giá trị truyền thống và là hình mẫutrong việc diễn đạt ý nghĩ, mặt nạ im lặng của Hirohito đã tạo ra một tiếng vang đầy ý nghĩa.

Hirohito


     Điều tương tự cũng xảy ra với giọng nói của Hirohito. Giọng nói đó khiến nhiều người dân Nhật Bản «thấy» được ý thức về bản sắc dân tộc mình. Trước khi Hirohito bắt đầu thời kỳ nhiếp chính vào tháng 11 năm 1921, rất ít người trong số những quan chức đứng đầu coi sắc thái giọng nói của Hirohito là một vấn đề cần phải quan tâm. Chỉ những người giám hộ của Hirohito là quan tâm nhiều đến điều đó. Hirohito có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc điều hành chính phủ và khi Nhật Bản ngày càng dấn sâu hơn vào chiến tranh, người dân Nhật Bản mới bât đầu tô vẽ trong trí tưởng tượng rằng giọng nói đó giống như giọng nói của thần thánh. Cuộc tranh luận xung quanh vấn đề giọng nói của Hirohito một lần nữa được bàn đến vào thời điểm Nhật Bản đầu hàng quân Đồng Minh tháng 8 năm 1945 và sau này khi Hirohito có chuyến công du toàn quốc, thời gian Nhật Bản bị Đồng Minh chiếm đóng.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: văn hóa người nhật

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Read Comments