Quan niệm của thiên hoàng Hirohito

     Sugiura, nhà lý luận theo chủ nghĩa quân phiệt nổi tiếng nhất, đã giảng giải cho Hirohito về những nguyên tắc hành động của ông khi ông 59 tuổi. Đối với Sugiura, các nguyên tắc này được thể hiện trong ba thần khí của Hoàng gia, bao gồm thanh kiếm, chuỗi hạt và chiếc gương đồng. Theo truyền thuyết, chúng được nữ thần mặt trời Amaterasu Omikami, ban tặng cho con trai Ninigi-no-mikoto của mình, để sửdụng trong việc lập lại hòa bình cho nhân dân Nhật Bản. Ba thần khí đó có ý nghĩa thần thánh lớn biểu thị ba đức tính mà mọi quốc vương phải có: dũng cảm, thông minh và nhân đức.

thiên hoàng Hirohito


     Hirohito không công khai phản đối bài học này, nhưng ông quan niệm về ba thần khí trên theo cách riêng của mình, đó chính là biểu tượng chủ yếu cho uy tín, đạo đức và chính trị. Do vậy, ba thần khí đó phải được canh giữ liên tục và thinh thoảng được trưng bày để đảm bảo sự an toàn của ngai vàng. Hơn nữa, Hirohito không tìm thấy nguồn gốc cơ bản về quyền lực tối cao của ông trong dòng dõi chính thống. Là một hậu duệ của triều đình phía nam thế kỷ XIV, nên đường lối phả hệ của ông đã không được các học giả thếkỷ X3X của «Trường học Quốc gia» hoặc chính quyền Minh Trị coi là đường lối kếthừa chính thống.

    Các quy tắc cơ bản khác mà Hirohito được dạy là sự kính trọng được nêu trong tuyên cáo lời thề Ngũ cá Điều ngại Thệ văn (1868) và sắc lệnh về Giáo dục (1890). Các tài liệu này làm tăng thêm quyền lực của Nhật hoàng Minh Trị, và Sugiura tin ràng những tư tưởng trong tài liệu đó (toàn bộ các nhân vật trong tài liệu đó được cho là sống mãi) phải là chuẩn mực cho Hirohito trong tương lai.

     Phương pháp tiếp cận của Sugiura với Ngũ cá Điều ngại Thệ văn tập trung vào sự việc thông thường trong văn kiện, không chú trọng đến các biến cốchính trị. Hirohito lại có cách tiếp cận Ngũ cá Điều ngại Thệ văn vuợt trội hơn hẳn Sugiura và ông biết đặt văn kiện vào thời đại của nó từ những hiểu biết riêng của ông về lịch sử Nhật Bản thế kỷ XIX. Trong lẽ «tuyên thệ» (ngày 6 tháng 4 năm 1868), Nhật hoàng Minh Trị đã thề trước nữ thần mặt trời, tổ tông thần thánh của Hoàng gia, và Ngũ cá Điều ngại Thệ văn, chi dẫn việc cải cách ở đâu triều đại của ông, là sự nhượng bộ thích hợp với giới địa chủ phong kiến và quý tộc quấy nhiễu triều đình Kyoto. Những người sau này có thể đã phản đối quyền lực của các nhà lãnh đạo nổi dậy samurai (thời kỳ Phục Hưng). 

Từ khóa tìm kiếm nhiều: văn hóa nhật bản

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Read Comments