Diễn biến chính trị quốc tế trước thềm sinh nhật 18 tuổi của Hirohito

     Hoàng thái tử Hirohito sắp kỷ niệm sinh nhật tuổi 18 vào mùa xuân năm 1919, thể chế quân chủ bắt đầu suy yếu dần và bị vùi dập trên mọi phương diện. Quyền lực của Nghị viện và Thủ tướng tăng lên, nhiều Đảng phái chính trị trở nên mạnh hơn. Ở nước ngoài, chế độ quân chủ cũ tồn tại qua nhiều thế kỷ đã sụp đổ chỉ qua một đêm: chế độ Romanov ở Nga, Hohenzollems ở Đức, Hapsburgs ở Đế quốc Áo – Hung và Ottomans ở Anatolia, Balkans và Trung Đông. Thể chế quân chủ cha truyền con nối dường như chưa bao giờ bất ổn, và bị môi trường quốc tế căm ghét đến như vậy. Lúc đó, phái đoàn của Nhật Bản tại Hội nghị hòa bình Paris đã nhận ra xu hướng quyền lực đối với hòa bình và dân chủ quốc tế đang lan rộng khắp châu Âu và thế giới sau chiến tranh.

Hoàng thái tử Hirohito


     Hoàng đế Đức, người thường được so sánh với Nhật hoàng Minh Trị, đã thoái vị vào đâu tháng 11 năm 1918. Sau đó không lâu, ông sống lưu vong ở Hà Lan. Khi Hội nghị hòa bình Versailles chính thức triệu tập vào ngày 18 tháng 1 năm 1919, các nước Đồng Minh ngay lập tức thành lập một ủy ban trách nhiệm để xem xét việc kết tội cựu Hoàng đế Wilhelm trước tòa án quốc tế đặc biệt về vi phạm «đạo đức quốc tế» và tính thiêng liêng của những hiệp ước. Khi hội nghị tiến hành vào năm 1919, báo chí Nhật Bản đưa tin về việc các nước Đồng Minh bác bỏ đề nghị của Nhật Bản về sựbình đẳng chủng tộc, và tranh chấp về việc Nhật Bản chiếm tỉnh Shantung (nay là tỉnh Shandong – Sơn Đông) trong thời chiến. Để tránh đe dọa đến tính bất khả xâm phạm của quốc vương, báo chí Nhật hầu như đưa tin rất ít về việc tòa án quốc tế đưa một cựu hoàng đế ra xét xử như tội phạm chiến tranh. Tuy nhiên, tại hậu trường cuộc họp, Bộ Ngoại giao cũng như trưởng phái đoàn Nhật Bản, Mikano Nobuaki và Chinda Sutemi đã lo ngại việc xét xử người đứng đầu một nhà nước sẽ ảnh hưởng đến lòng tin của người Nhật trong nước đối với quốc th thiêng liêng.

     Đây là bối cảnh hoàn toàn bất lợi đối với lễ kỷ niệm sinh nhật sắp tới của Hirohito và ba năm cuối cùng (1918-1921) trong sự nghiệp giáọ dục của ông tại trường Ogakumonjo: bên ngoài thì mất lòng tin vào những phép tắe của chủ nghĩa quân chủ; trong nước công chúng ngày càng không chú ý đến ngai vàng, những chỉ trích công khai về hệ thống chính trị và xã hội ngày càng tăng, những yêu cầu cải cách nhà nước ngày càng cấp thiết, và hình ảnh một quốc vương có khả năng cai trị trực tiếp lu mờ dân. Những phần tử ưu tú cầm quyền có những lý do hợp lý để lo ngại về sự ổn định của ngai vàng và tương lai của một Hoàng thái tử còn trẻ trong những năm tháng này.


  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Read Comments