Hirohito trở thành Hoàng Thái Tử khi 11 tuổi

     Năm 1912, khi Hirohito 11 tuổi, ông trở thành Hoàng thái tử và được phong cấp thiếu úy quân đội và thiếu úy Hài quân. Cùng năm đó, triều đại lâu đời do người ông nội nổi tiếng của ông đứng đầu cuối cùng cũng chấm dứt, và hoàn cảnh sống của ông cũng thay đổi. Kể từ khi Nhật hoàng Minh Trị đến tuổi nhận thức được về chính trị, trong những năm 1880, ông là người tập trung quyền lực vào các cơ quan nhà nước, bảo vệ đầu spr chính trị để họ không chi trích lẫn nhau, và dàn hòa các vụ tranh chấp giữa các đầu sỏ chính trị đã cao tuổi lúc đó và trở thành nguyên lão.   Những thành tựu đỉnh cao của ông là sự ca ngợi và thần thánh hóa một Đế chế thực tế do các đâu sỏ chính trị bị căm ghét tạo ra. Bảng cách làm như vậy, Nhật hoàng Minh Trị trở thành biểu tượng sống của chủ nghĩa dân tộc và Đế chế Nhật Bản, cũng như biểu tượng chính thống trong sự cai trị của chính ông. Ông qua đời ở tuổi 61, ngày 30 tháng 7 năm 1912, đánh dấu sự mất đi của hai biểu tượng trên và ngay sau đó, người ta nghi ngờ cách làm việc của một ông vua.

Hirohito


   Cha của Hirohito, Hoàng thái tử Yoshihito, đã không thể kế tục di sản của Nhật hoàng Minh Trị khi ông lên ngôi Thiên hoàng ở tuổi 33. Sức khỏe yếu, lười nhác và không có khả năng đưa ra các quyết định về chính trị, Hoàng thái tử Yoshihito hoàn toàn không hiểu biết các vấn đề quân sự, dù khi đó ông là tổng tư lệnh. Gần một tháng sau khi Yoshihito lên ngôi Thiên hoàng, mở ra thời kỳ cận đại (1912-1926), báo chí đã viết về việc bổ nhiệm thêm bác sỹ cho triều đình. Tháng 12 năm 1912, Tướng Yamamoto Gonbei đã nói với nguyên lão Matsukata Masayoshi rằng khi đề cử người kế vị thủ tướng, Thiên hoàng Yoshihito «không có [những phẩm chất] giống như Thiên hoàng trước. Theo quan điểm của tôi, trung thành không phải là tuân theo mệnh lệnh của Nhật hoàng Đại Chính nếu chúng ta thấy mệnh lệnh đó bất lợi cho nhà nước».

    Do vậy, việc cha của Hirohito lên ngôi năm 1912 đã trở thành một bước ngoặt quan trọng trong quản lý nhà nước dù không có bất kỳ thay đổi nào về thể chế. Các nguyên lão, đặc biệt là Yamagata, bắt đầu kiểm soát triều đình chặt chẽ hơn, hạn chế ý muốn của vị Thiên hoàng mới đầy sức mạnh nhưng luôn thay đổi. Các sắc lệnh đã được thực thi thành luật, và những đầu sỏ chính trị đã dựa vào các sắc lệnh đó để kìm hãm Nghị viện và các bộ trưởng của nhà nước hay tỏ thái độ chống đối, bỗng trở thành một đối tượng tranh cãi gay gât và làm mất đi một số quyền của họ. Một cách giải thích mới về hiến pháp đã xuất hiện: «thuyết cơ quan» của Giáo sư Minobe, trong đó nhà nước được coi là tối cao và thậm chí chế độ quân chủ chỉ là một trong vài «cơ quan» phụ thuộc vào nhà nước. 

Từ khóa tìm kiếm nhiều: văn hóa nhật bản

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Read Comments