Thời học sinh của Hirohito kéo dài trong suốt cuộc chiến Nga – Nhật

    Trong suốt thời học sinh của Hirohito, kéo dài từ sau khi kết thúc cuộc Chiến tranh Nga – Nhật vào năm 1907 đến ngay trước thềm Chiến tranh Thế giới I, quân đội đã tự cho mình những quyền hạn mà quân đội không thể có được một cách hợp pháp. Nhật hoàng Minh Trị đã phê chuẩn việc bảo vệ «các quyền và lợi ích mà Nhật Bản có được tại Mãn Châu và Hàn Quốc với cái giá phải trả là hàng chục nghìn sinh mạng và rất nhiêu tiền bạc trong cuộc chiến tranh diên ra vào những năm 1904-1905» như một nguyên tẳc chỉ đạo mới đối với chính sách quốc phòng của Nhật Bản.  Những nỗ lực mới này cũng đã được thực hiện nhâm thổi vào các lực lượng vũ trang hệ tư tưởng về Thiên hoàng và võ sĩ đạo (bushido). Sách huấn luyện và các quy trình đào tạo bộ binh đã được sửa đổi nhâm nhấn mạnh tầm quan trọng của tinh thần trong chiến tranh, tư tưởng sản sàng chiến đấu, theo đó mỗi người là một khẩu súng và luôn sát cánh bên nhau trong chiến đấu. Thật bất ngờ là vị vua và quyền lực của các sĩ quan hầu cận của Thiên hoàng qua đó cũng được củng cố.

Hirohito


    Năm 1907, cuộc chiến kéo dài của Nhật Bản với Triều Tiên bước sang một giai đoạn mới. Tháng 9 năm đó, Kojong – Hoàng đếTriều Tiên – cử ba công sứ đại diện mình tham dự hội nghị hòa bình được tổ chức tại Hague với mục đích biện hộ ràng Triều Tiên bị đặt dưới tình thế bị bảo hộ của Nhật Bản mà không được sự phê chuẩn chính thức của ông. Các cường quốc đã từ chối công nhận tư cách công sứ do Kojong cừ đến, viện cớ vì đang chịu sự bảo hộ của Nhật Bản, nên Triều Tiên không có quyền gì trong chính sách đôi ngoại. Sau sự kiện rẳc rối đó, Nhật hoàng Minh Trị đã cử Thái Tử Yoshihito đến Triều Tiên đế cải thiện mối quan hệ với Hoàng gia Triều Tiên. Ngay sau khi Yoshihito trở về Nhật Bản vào cuối tháng 10, Minh Trị đã phê chuẩn chính sách của Ito buộc Hoàng đế Kojong thoái vị và đưa người kế tự của ông, « Hoàng thái tử» Yi Un nhỏ tuổi tới Tokyo. Về mặt hình thức, đây là một việc làm tốt đẹp đối với hoàng thái từ Yi Un nhỏ tuổi vì được lĩnh hội nền giáo dục tốt của Nhật. Nhưng mục đích chính yếu của việc cầm giữ con tin này là để ngăn chặn bất cứ hành động chống đối nào của Hoàng gia Triều Tiên. Ngày 15 tháng 12 năm 1907, Hoàng từ Yi Un, lúc đó 10 tuổi, nằm tay Ito bước vào Cung điện Koson và được giới thiệu với Hirohito, Chichibu và Takamatsu. Hai năm sau đó, mặc dù những đâu sỏ chính trị Nhật Bản đã đưa ra một quyết định mang tính định mệnh, thay đổi tình thế của Triều Tiên từ một nước bị bảo hộ trở thành một nước thuộc địa của Nhật Bản, nhưng Nhật hoàng Minh Trị, với tư cách là người giám hộ cho Yi Un, đã dành cho cậu sự quan tâm đặc biệt, ông chăm sóc và tặng cho cậu nhiều quà hơn các cháu ruột của mình. Ito phải đảm bảo sẽ đưa Hoàng tử Triều Tiên đến cung điện Koson bất cứ khi nào Nhật hoàng đến thăm Hirohito và các em trai của cậu.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: tin tức nhật bản

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Read Comments