Hirohito là một người đam mê sinh học
Bản thân Hirohito luôn rất khiêm tốn khi bày tỏ niềm đam mê của mình đối với lĩnh vực sinh vật học. Khi Sagamiwan sangođược xuất bản, Hattori đã đánh giá về sở thích khoa học từ thời học sinh của Thiên hoàng trong một buổi thảo luận được phát trên Sande Mainichingày 2 tháng 10 năm 1949. Khi được hỏi liệu các nghiên cứu của Thiên hoàng có được xem là các nghiên cứu khoa học nghiêm túc hay chì là sản phẩm của một nhà nghiên cứu nghiệp dư, Hattori đã trả lời:
Gần đây Giáo sư Sato Tađao [Trường Đại học Nagoya] đã có bài viết trên báo Nagoya rằng nghiên cứu của Thiên hoàng được xếp vào loại công trình nghiên cứu của một nhà nghiên cứu nghiệp dư. Quả thực, theo quan điểm của tôi, điều này tùy thuộc vào cách nhìn nhận vấn đề của từng người. Thiên hoàng chưa bao giờ cho xuất bản bất kỳ ấn phẩm nào mang tên mình và việc làm cuối cùng của ông là cung cấp số liệu cho rất nhiều chuyên gia khác nhau. Do đó, có quan điểm cho rằng suy cho cùng ông có thể chi là một người thu thập số liệu. Nhưng tôi không cho là như vậy. ông không chi mang đến cho các chuyên gia những tư liệu mà ông đã thu thập. Hơn thế, ông là người đâu tiên tự mình nghiên cứu kỹ hrỡng các tư liệu đó, và xét ở điểm này thì ông không nghiệp dư một chút nào.
Đánh giá của Hattori rất có ý nghĩa. Bộ sưu tập mẫu vật và kết quả nghiên cứu về nguyên tắc phân loại sinh vật biển không còn nghi ngờ gì nữa phù hợp với phương pháp nghiên cứu của Hirohito. Và chắc chắn trong hầu hết những năm tháng làm việc của mình, khi vây quanh ông là vô vàn rối ren, là những vấn đề mà theo đó tất cả các giải pháp đưa ra đều rất khó khăn và không chắc chắn, khoa học đã trở thành một người bạn chung thủy và giúp ông xua tan những căng thắng trong cuộc sống. Theo quan điểm của Hattori, Thiên hoàng đã trở thành một nhà tự nhiên học và là người đỡ đầu cho ngành sinh vật biển, ông đã theo đuổi việc sưutầm các động thực vật biển như sên biển, sao biển, thủy tức và sứa như là một sở thích của mình.
Là một nhà khoa học tương lai đồng thời là một sinh viên giỏi trong ngành nghiên cứu tiến hóa sinh học của động vật biển trong mấy nghìn năm, Hirohito chắc chắn đã nhận thức được về những bước tiến của Hoàng gia Nhật Bản qua các thời kỳ khác nhau mà theo xác định chính thức đã trải qua 26 thếkỷ. Mặc dù có nghi ngờ rằng nhận thức về sự khác biệt đó đã khiến ông phủ nhận hoàn toàn niềm tin đã in sâu qua nhiều đời của tố tiên ông vào thần thánh, Hirohito luôn luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến những nguyên lý đã từng in đậm trong ông suốt thời trai trẻ.
Đọc thêm tại : http://timhieunhatban24h.blogspot.com/2015/06/hirohito-la-mot-nguoi-gan-gui-voi-thien.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
van hoa nguoi nhat