Hirohito bị cô lập với người dân Nhật Bản

      Tác phẩm của các hộc giả Nhật Bản đã giúp chúng ta biết được Hirohito bị cô lập với người dân Nhật Bản như thế nào. Mặc dù ông đã trở thành trung tâm được những người theo chủ nghĩa dân tộc cuồng tín tôn sùng và nhiều người còn chào hỏi Ông như một vị thánh sống khi ông thực hiện các chuyến viếng thăm tới các thành phố của Nhật Bản, ông chưa bao giờ được ngưỡng mộ theo đúng nghĩa của từ này. Ông ngự trị ngai vàng trong một thể chế quân chủ lập hiến quan liệu và không thì được xem là một bộ phận của nhà nước hiện đại theo kiểu tập trang quyền lực mà còn như một thực thể có ý chícó quyền lực cao hơn tất cả các luật lệ. Đặc biệt, các tư liệu mới này giúp chúng ta hiếu được nguyên nhân tại sao Hirohito lại được đề cập đến trong các lập luận trái ngược nhau về sự phát triển của toàn bộ nền chính trị cận đại của Nhật Bản, điều mà không người Nhật nào khác có thể làm được.

Hirohito bị cô lập

      Sự phát triển đó được bắt đâu từ triều đại của ông nội Hirohito Thiên hoàng Mutsuhito, người được biết đến sau khi chết với tên hiệu Minh Trị, hay Người vĩ đại. Lên ngôi vào năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị đảm nhiệm vai trò của người dẫn đường trong công cuộc hiện đại hóa đất nước. Rốt cuộc, cách thức xây dựng và thể chế hóa quyền lực của ông trong những năm cuối thế kỷ XIX đã tạo nên những giới hạn về phát triển chính trị của Nhật Bản cho đến tận năm 1945. Triều đình Nhật Bản hoạt động độc lập với chính phủ và được cơ cẩu lại theo mồ hình của chế độ quân chủ châu Âu – chế độ quân chủ lập hiến. Năm 1889, như một món quà dành tặng đất nước, ông ban hành một bản hiến pháp trong đó khẳng định Thiên hoàng là người kế vị mang dòng đời thần thánh, ngôi vị Thiên hoàng được truyền theo hình thức cha truyền con nối và trên cơ sở đó chính phù có quyền lực thấp hơn Thiên hoàng. Hiến pháp mô tả Thiên hoàng như một vị thần sống và bất khả xâm phạm, người đứng đầu của đế chế (gensbu), tư lệnh tối cao (daigensui) của lực luợng vũ trang và là người giám sát tất cả các quyền lực tối cao. Thiên hoàng có quyền triệu tập và giải tán Nghị viện Hoàng gia; ban hành các sắc lệnh của Hoàng gia thay cho luật; và bổ nhiệm, miễn nhiệm các bộ trưởng, viên chức dân sự, các quan chức quần sự và quyết định lương bổng của họ. 


Đọc thêm tại : http://timhieunhatban24h.blogspot.com/2015/06/nhung-ghi-chep-ve-hirohito.html



Từ khóa tìm kiếm nhiều: văn hóa nhật bản

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Read Comments