Nội dung cơ bản của 5 tập “Quốc sử” do Shiratori viết.

     Quốc sử không phân biệt rõ thần thoại và lịch sử. Quốc sử kể lại những câu chuyện thần thoại về bản tính thần thánh của Thiên hoàng trên tinh thần của sắc lệnh về Giáo dục – một văn kiện đặt Thiên hoàng là trung tâm của đời sống tinh thần dân tộc và chỉ dẫn người dân Nhật Bản tôn sùng như một vị thần. Trong «Thiên hoàng Jimmu» Shiratori tiếp tục «câu chuyện» về sự sáng lập nhà nước như đã  kể trong Nhật Bản thư ký Nihon shokư. Mặc dù Nhật Bn thư ký đã mô tả một «Jimmu» được lý tưởng hóa và hư cấu (người nối dõi trực tiếp nữ thần Amaterasu Omikami) ngoài sự kiện lịch sử, nhưng Shiratori không chỉ ra được sự khác nhau ở bất kỳ phần nào trong cuốn sách.

Amaterasu Omikami


     [Thiên hoàng Jimmu]… đã tham gia chiến đấu ở nhiều nơi, mặc dù nhiều chiến binh và các anh em trai Thiên hoàng đã hy sinh, nhưng chưa bao giờ bại trận. Mỗi lần Thiên hoàng gặp khó khăn, ông lại lấy được dũng cảm, trở nên mạnh mẽ hơn… và cùng chịu khổ với các chiến binh. Với sự che chở thần thánh của tổ tiên Thiên hoàng và sự trợ giúp của những người dân trung thành, cuối cùng ông đã đạt được mục đích cao cả của mình. Ngay sau đó ông cho xây dựng một cung điện trên vùng đất Kashiwara ở phía đông nam của núi Unebi, nơi ông cất giữ thần khí quốc gia và đăng quang Thiên hoàng.

     Shiratori tiếp tục quan sát xem liệu Jimmu có thể đạt được mục tiêu cao cả của ông vì «tình yêu nhân dân và tình cảm đối với Hoàng thất, sự trung thành và dũng cảm của nhân dân, sự bền trí khi gặp khó khăn cùng với sự hợp tác và trợ giúp giữa Thiên hoàng và nhân dân». Sau khi lên ngôi Thiên hoàng, Jimmu ban thưởng cho những người có công bằng cách bổ nhiệm họ vào vị trí cai quản các địa phương, «và ông cũng đối xử như vậy với nhân dân với tình thương bao la».

     Shiratori viết «lịch sử dân tộc» của mình để hòa hợp với «hệ thống Thiên hoàng» hiện đại, mà trong đó ông là một nô bộc trung thành.Ông không áp dụng các kỹ năng viết chủ yếu về nguồn gốc thần kỳ của Nhật Bản hoặc cũng không quả quyết rằng các câu chuyện cổ liên quan đến các sự kiện chưa bao giờ xảy ra nên đã hư cấu thành thần thoại ngoài thực tế. Cuốn sách của ông giúp hình thành sự sáng tạo về tôn giáo của Thiên hoàng ở từng đoạn, giống như các bài giảng về đạo đức của Sugiura. Chúng ta không thể biết Shiratori đã truyền đạt điều gì cho Hirohito trong các cuộc thào luận nhưng chắc chán ông đã không giải thích được rõ ràng hơn về khái niệm thần thánh cho đến tận sau này.

     Từng chương trong toàn bộ năm tập của Quốc sử, từ Thiên hoàng Jimmu trở đi, (như nhà sử học Tokoro Isao ghi lại) đều được đặt theo tên của một vị Thiên hoàng. Khi viết thể loại truyện kể, Shiratori đã mô tả chiếc gương và thanh kiếm thần được cất giữ một cách trân trọng tại đền Ise và Atsuta, Hoàng thất bắt những người cai quản địa phương phải nộp lại các đồ vật thần thánh của họ – chiếc gương, chuỗi hạt và thanh kiếm từng là biểu tượng cho quyền lực của họ và «những thần khí» này trở thành biểu tượng luật pháp của Hoàng gia.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: văn hóa người nhật

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Read Comments