Thái độ của Shiratori trong mối quan hệ Nhật Bản – Triều Tiên

     Cuối cùng Shiratori đã xem lại những cuộc chiến tranh ở thời đại Minh Trị, giải thích với Hirohito và các bạn cùng lớp về sự kiện Đế chế hiện đại đã thẳng lợi trong quá trình tìm kiếm không ngừng «hoà bình ở phương Đông», vì lợi ích của các quốc gia khác, và hành động đối với các nước láng giềng một cách nhân từ và công bằng. Shiratori thừa nhận việc Trung Quốc chống lại sự thực dân hóa của Đài Loan sau cuộc chiến tranh năm 1894-1895, nhưng ông lại không bình luận về sự bất công liên quan đến việc mất chủ quyền của Triều Tiên, khẳng định điều xảy ra là lợi ích không chỉ đối với người Triều Tiên mà còn với «phương Đông» nói chung.

     Trong tất cả các nước trên thế giới, chỉ Đế chế của chúng ta mới có thể đảm bảo hòa bình ở phương Đông. Vì Triều Tiên là căn nguyên tại sao Đế chế của chúng ta phải chiến đấu trước đó với Trung Quốc và sau này với Nga.

Nhật Bản 1905


     Đế chế đã cố gắng giải quyết tận gốc vấn đề này. Ngay khi cuộc chiến tranh năm 1904-1905 [chống lại Nga] bắt đầu, chúng ta đã buộc Triều Tiên hứa phải nghe theo lời khuyên của chúng ta và ký kết một loại hiệp ước. Đến năm 1905, Đế chế của chúng ta đã ký một hiệp ước mới trong đó Đế chế kiểm soát vấn đề ngoại giao của Triều Tiên [ngụ ý, tước quyền ngoại giao] lập một Tổng trú sứ ở Seoul, nhiệm vụ của Tổng trú sứ là quản lý các công việc đối nội đối ngoại của Triều Tiên.

     Sau khi tước quyền ngoại giao của Triều Tiên để «bảo vệ Triều Tiên» không bị «các nước khác mạnh hơn» đe dọa, Nhật Bản đã gặp phải sự cản trở từ tòa án Triều Tiên là hành động «đã quay lưng lại với hiệp định này năm 1907». Việc này dẫn đến một hiệp định mới, qua đó Tổng trú sứ có quyền « giám sát hoạt động chính trị trong nước của Triều Tiên» và «Triều Tiên trở thành nước được chúng ta bảo hộ.»

     Tuy nhiên, hệ thống này đã chứng tò không đủ mạnh để nâng cao những thể chế của Triều Tiên và thúc đẩy hòa bình và sự thịnh vượng của dân tộc đó. Vì vậy, năm 1910, chúng ta đã ký một hiệp định khác với Triều Tiên sáp nhập vĩnh viễn nước đó. Như vậy, gốc rễ của vấn đề làm cho Đế chế lo ngại trong nhiều năm qua ở phương Đông đã được giải quyết triệt đế.

     Thái độ của Shiratori trong mối quan hệ Nhật Bản – Triều Tiên phản ánh tính tự mãn và đạo đức giả của Nhật Bản đối với quốc gia này tại thời điểm sáp nhập, ông cũng hàm ý rằng chính kế hoạch của Thiên hoàng về việc sáp nhập Triều Tiên là hợp lý nhằm thiết lập hòa bình trong khu vực và mang lại tiến bộ cho nhân dân Triều Tiên.



  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Read Comments