Mối quan hệ giữa Hirohito và các tướng lĩnh quân đội
Trong hơn 20 năm, Hirohito đã được tôi luyện trong một hệ thống phức tạp với sự kiềm chế lẫn nhau giữa quyền lực thật sự và thẩm quyền độc lập của chính phủ và bộ máy quan liêu. Thông thạo về chiến tranh và các tình huống ngoại giao, am hiểu các vấn đề chính trị và quân sự, ông đã tham gia soạn thảo chính sách quốc gia và ban hành các sắc lệnh của triều đình để chi đạo tướng lĩnh quân đội và các quan chức Hải quân cao cấp. Ông đã đóng một vai trò tích cực trong việc hoạch định chiến lược chiến tranh của Nhật Bản và dẫn dắt việc điều hành các hoạt động của quân đội tại Trung Quốc. Năm 1941, sự kết hợp giữa một bên là Hirohito cùng các trọng thần và một bên là những người đề xướng chiến tranh chống lại Anh và Mỹ thuộc lực lượng quân đội – Hải quân theo đường lối cứng rẳn đã gây ra Chiến tranh châu Á – Thái Bình Dương.
Sau hai năm sa lầy vào cuộc chiến đó, Nhật Bản đánh mất thế chủ động và bị buộc phải vào thế phòng vệ, Hirohito và cơ quan đâu não Hoàng gia vẫn cứ ngỡ rằng họ có thể kéo dài thời gian để ngăn cản các cuộc tấn công của Mỹ và khôi phục khả năng chiến đấu để có thể tiếp tục cuộc chiến và chiến thẳng trong một trận đánh mang tính quyết định tại một nơi nào đó trên Thái Bình Dương. Trong những năm tháng cuối cùng của cuộc chiến, Hirohito tiếp tục có ảnh hưởng trực tiếp, đôi khi kiểm soát các hoạt động của quân đội và thể hiện rõ sự hiện diện mang tính thần thoại của mình vào các trận đánh ở Thái Bình Dương. Chỉ khi cuộc chiến đã đi đến hồi kết, tức là trong nửa đâu năm 1945, ông mới do dự khi đưa ra quyết định tiến hành cuộc chiến đấu mang tính quyết định trên đất nước mình. Đó là lúc ông miên cưỡng cắt đứt quan hệ với những người đề xướng chủ trương chiến đấu nhằm mục đích tránh cho Nhật Bản không phải đầu hàng sớm.
Mối quan hệ giữa Hirohito và các tướng lĩnh quân đội trong thời gian đó trở nên căng thẳng, ông thường xuyên trách cứ họ, cản trở các hành động đơn phương của họ và kiểm soát việc thực hiện các quyết định về đường lối hành động của quân đội. Tuy nhiên, trong suốt cuộc đua mở rộng thuộc địa, ông đã luôn sát cánh bên các tướng lĩnh quân đội và sĩ quan Hải quân cao cấp của mình, tha thứ cho các hành động không phục tùng cùa họ miễn là kết quả của các hành động đó là sự thành công về mặt quân sự. Cách lãnh đạo của ông, với tư cách là người chi huy tối cao, và ảnh hưởng mà ông đã áp dụng trong các hoạt động quân sự tiếp tục là một trong những điều ít được nghiên cứu nhất trong số rất nhiều yếu tố góp phần vào sự thất bại cuối cùng của Nhật Bản, và do đó là điều quan trọng nhất cần phải được xem xét lại.
Đọc thêm tại:
- http://timhieunhatban24h.blogspot.com/
- http://timhieunhatban24h.blogspot.com/2015/06/hirohito-chi-la-bu-nhin.html