Thời kì hậu chiến tranh Nga – Nhật

    Một phong trào mới nổi dậy trong các nhà chính trị thuộc Nghị viện để «bảo vệ hiến pháp» khỏi sự cầm quyền độc đoán của «lãnh chúa vùng Satsuma-Choshu» đã thống trị Nhật Bản dưới sự bảo hộ của Nhật hoàng Minh Trị. Bởi vì quyền bầu củ đã tăng gấp đôi sau Chiến tranh Nga-Nhật, nhiều nhà chính trị cũng bắt đầu đề nghị thông qua luật bỏ phiếu phổ thông dành cho nam giới.

chiến tranh Nga – Nhật


    Các nhà sử học đánh dấu thời kỳ hậu Chiến tranh Nga-Nhật là sự mở đầu phong trào «dân chủ Đại chính» cùa Nhật Bản, với đỉnh cao là sự thay đổi chính trị năm 1912. Bằng cách sử dụng thuật ngữ Anh-Mỹ này, các nhà sử học muốn nói đến một loạt các đợt vận động bầu cử công khai được tiến hành chủ yếu bởi các nhà chính trị, nhà báo và các trí thức để yêu cầu quyền bỏ phiếu phổ thông dành cho nam giới, chính phủ nội các được tổ chức bởi người đứng đầu đảng chính trị, những hoạt động chính trị được tiến hành bởi các đảng trong Nghị viện ngoài các nhóm chính trị dựa vào chế độ phong kỉến cũ hoạt động tách rời với Nghị viện. Sau Chiến tranh Thế giới I, «dân chủ Đại Chính» cũng bẳt đâu truyền bá vào Nhật Bản các sản phẩm chính trị, văn hóa, cách sống của Mỹ và các hệ tư tưởng như chủ nghĩa cá nhân. Đặc biệt, thế hệ sau đã không thừa nhận rằng nhà nước Minh Trị là nhà nước có năng lực và là tác nhân xác định và thúc đẩy lối sống có đạo đức.

    Cái chết của ông nội là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời Hirohito và các em trai của ông. Đối với Hirohito, nó đánh dấu sự mở đầu một giai đoạn mới trong sự nghiệp huấn luyện của ông. Để chuẩn bị cho Hirohito đảm nhận vị trí tổng tư lệnh tối cao, một viên thị thần mới và một sĩ quan quân đội đã được chi định phục vụ ông và cà hai được giám sát bởi một quan chức cấp cao của Bộ Hoàng gia. Vị quan chức cao cấp này là cựu Bộ trưởng Giáo dục và là chủ tịch lâu năm của Đại học Hoàng gia Tokyo, Hamao Arata, được biết đến như là người quản lý công việc Hoàng gia cho Hoàng thái tử và phụ trách giám sát việc học hành của Hirohito, chi dẫn Hirohito các công việc đặc biệt phức tạp của triều đình và nghi thức xã giao xã hội.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: van hoa nhat ban

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Read Comments