Hirohito được chú trọng trong giáo dục quân sự
Với việc chú trọng đến vấn đề vệ sinh, thể chất và kiểm soát quyền lực trực tiếp, các nhà giáo dục quân sự của Hirohito đã thể hiện sự chuyển hướng cấp tiến từ thuyết Tokugawa trong nền giáo dục quân chủ Nhật Bản. Trước thời kỳ Phục hưng Minh Trị, nhà vua – với danh tiếng của Thiên hoàng Minh Trị – được học các bộ môn không liên quan đến các vấn đề chính trị hoặc quân sự dưới thời kỳ thống trị của chính quyền Tokugawa. Họ nghiên cứu các vấn đề về triết học Khổng Tử, rèn luyện Thần đạo, và tránh xa chính trị. Họ chỉ chú tâm đến nghi lẽ và cầu nguyện, văn thơ và nghệ thuật.
Nhận thức rõ ràng hệ thống các thể chế nhà nước phức tạp tồn tại từ thời Minh Trị, nên các thầy giáo của Hirohito, binh lính và thưởng dân không quan tâm đến truyền thống Tokugawa mà chi chú trọng đến nhu câu của vua trong việc giáo dục và quản lý công việc nhà nước. Vì vậy, họ đã hành động dụa trên giả thuyết cho rằng dù có kế vị ngôi vua thì quốc vương vẫn phải quan tâm đến các nghi lê và, hiểu theo nghĩa chính xác thì quốc vương phải tuân theo các quy tắc. Đối với Thiên hoàng, người giữ vị trí quyền lực cao nhất, phải hành động với tư cách là trung tâm hợp nhất và chính thống, là yếu tố quyết định để giữ nguyên các thể chế khác của nhà nước: nội các, các bộ riêng rẽ, các Nghị viện, hội đồng, quân sựvà các bên.
Những người giáo dục Hirohito trở thành một đức vua phù hợp với các hoạt động trong hệ thống luật pháp này phần lớn theo chủ nghĩa chiết trung từ Đại học Hoàng gia Tokyo và Học tập viện. Họ là sự kết hợp giữa một nước Nhật cũ không thay đổi và một nước Nhật mới, thay đổi ở mọi mặt khi Nhật rụt rè theo con đường hiện đại hóa. Là những người dạy học tôn thờ Nhật hoàng Minh Trị, họ đã xây dụng được tính chính thống mà một quốc vương lý tưởng phải có và hành động. Họ luôn cố gắng tránh ép buộc Hirohito chọn giữa ảo tưởng xung đột và các chuẩn mực trong hình mẫu đạo đức của Khổng Từ hay một người trị vì yêu chuộng hòa bình và võ sĩ đạo của các chiến binh lý tưởng của Nhật Bản. Cả hai chuẩn mực đều thu hút Hirohito, và ông đã cố gắng hành động theo những cách thức phù hợp với cả hai.
Tóm lại, Hirohito là sản phẩm của một nền giáo dục kết hợp, do đó trên gương mặt nghiêm nghị của ông thường hiện lên sự căng thẳng. Sáng kiến về truyền thống ở cuối thời Minh Trị, được dựa trên nền tảng hệ tư tưởng thời kỳ Phục hưng, đã tạo cho ông sự nhất quán và định hướng cơ bản. Trái với truyền thống đó là kiến thức khoa học hiện đại. Sự xung đột giữa hai thế giới quan này được thề hiện trong mọi việc Hirohito đã làm.
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
tin tuc nhat ban