Bài tiểu luận của Hirohito

     Chắc hẳn, Hirohito đã có được những quan điểm về đời sống chính trị làm cho các giáo viên của cậu hài lòng.Chúng ta có thể thấy quan điểm đối với những vấn đề nhân sinh của Hirohito tại thời điểm này thông qua lời kể của Sugiura với Makino Nobuaki – Bộ trưởng Bộ Hoàng gia Nhật Bản, người sau này đã ghi lại trong nhật ký của ông. Trong bài tiểu luận (dài 2 trang) có tiêu dề «Ấn tượng của tôi sau khi đọc Sắc ngữ về thiết lập hòa bình» được viết vào tháng 1 năm 1920 sau khi hiệp định hòa bình giữa quân Đồng Minh và Đức có hiệu lực, cậu học trò 19 tuổi Hirohito đã đưa ra nhận định của mình về cái ngày cậu «gánh vác trách nhiệm lớn lao là dẫn dắt các vấn đề chính trị» và trong bài tiểu luận đó Hirohito đã trích lời của «cha tôi, Nhật hoàng đương triều.»

Hirohito


     Bài tiểu luận này cho thấy mối quan tâm của chàng trai trẻ về «tư tưởng của những người theochủ nghĩa cực đoan», người ủng hộ tinh thần sẵn sàng chiến đấu của quân đội, nhưng mặt khác cũng mong muốn có được nền «hòa bình vĩnh viễn». Bài tiểu luận của Hirohito bắt đầu bằng:

     Lĩnh vực tư tưởng là một cái gì đó hết sức không rõ ràng; tư tưởng cực đoan dường như sắp lan tràn khắp thế giới; và vấn đề lao động hiện đang là vấn đề bị phản đối kịch liệt. Chứng kiến hậu quả bi thảm của chiến tranh, những người dân trên thế giới mong ước hòa bình và sự hòa giải giữa các quốc gia. Chính vì điều này, chúng ta đã được chứng kiến sự ra đời của Hội Quốc Liên và trước đó là việc triệu tập một hội nghị quốc tế về lao động… Nhân dịp đó, như đã được đề cập trong bản Sắc ngữ Hoàng gia, nhân dân Nhật Bản phải nỗ lực hết sức và phải luôn áp dụng những phương pháp linh hoạt.

     <<Tư tưởng của những người theo chủ nghĩa cực đoan» trong hoàn cảnh này có thể được hiểu như là biện pháp ẩn dụ dùng để chỉ những tư tưởng dân chủ, tư tưởng chống chủ nghĩa quân phiệt, tư tưởng chủ nghĩa xã hội và tư tưởng cách mạng cộng sản đã lan rộng trên khắp đất nước Nhật Bản và cả thế giới sau Chiến tranh Thế giới I. Từng tuyên bố mối quan tâm về hiện tượng này và dẫn chiếu đến «vấn đề lao động» như một vấn đề đáng quan ngại, Hirohito tiếp tục bài tiểu luận bám sát những từ ngữ được sử dụng trong bản Sắc ngữ:

     Liên quan đến Hội Quốc Liên nối riêng, bản Sắc ngữ có nêu: «Chúng tôi [chính nghĩa là Nhật hoàng Yoshihito] thật sự hài lòng và đồng thời cũng cảm thấy gánh nặng ghê gớm của đất nước đè nặng trên vai». Tôi cũng xin chúc mừng sự kiện đất nước chúng ta sắp trở thành một thành viên của Hội Quốc Liên. Tôi sẽ tuân thủ cam kết của Hội và khuếch trương tinh thần mà Hội đã đề xướng.


  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Read Comments