Shiratori – người giúp hình thành nền tảng tri thức quan trọng của Hirohito

      Một người khác có ảnh hưởng đến cuộc sống của Hirohito khi còn trẻ là Shiratori Kurakichi, người đã giúp ông hiểu được lịch sử của Nhật Bản và phương Tây. Shiratori từng học tại Đức. Năm 1909 ông có một bài viết trong tạp chí Toyo jiho(Tạp chí Phương Đông) vạch trần luận thuyết Khổng Tử của những nhà hiền triết Trung Quốc là Yao, Shun và Yu, qua đó nêu bật tính phi lý của văn hóa truyền thống Trung Quốc.

Hirohito


      Thái độ của ông đối với Trung Quốc có thế được hiểu là sự kết hợp giữa cách tư duy «Thoát Á luận» nóng vội (cùng với nhà giáo dục nổi danh thời Minh Trị là Fukuzawa Yukichi) và thái độ coi khinh người khác xuất phát từ thế hệ của ông sau Chiến tranh Trung – Nhật. Một sử gia tự do, thực chứng về truyền thống của nước Đức thế kỷ XIX là Leopold von Ranke, và một chuyên gia nổi tiếng về lịch sử châu Á và phương Tây là Shiratori,  50 tuổi, một quan chức của triều đình và phụ trách các công việc chung của trường đồng thời giảng dạy lịch sử tại trường Ogakumonjo.

       Để dạy Hoàng thái tử và năm người bạn cùng lớp của ông, Shiratori đã viết «lịch sử đất nước» gồm năm tập, đặt tiêu đề đơn giản là Quốc sử (Kokushi). Chương đầu của tập một cuốn Quốc sử,«Giới thiệu chung» đề cập đến nguồn gốc chủng tộc của người Nhật Bản và mở đâu bằng cách nêu lên những quan điểm cơ bản của ông về hệ tư tưởng quốc gia:

       Hoàng thất đã hợp nhất đất đai và con người tạo ra đế chế. Hoàng thất không chi cai trị với tư cách là người đứng đầu nhà nước, mà Hoàng thất còn hòa hợp với người dân và trở thành người đứng đâu tôn giáo của họ.

       Do cảm giác thân thuộc gắn bó giữa vua và thần dân, Hoàng thất có thế tạo ra nền tảng cực kỳ vững chắc cho nhà nước. Tuy nhiên, chi khi Hoàng thất là dòng dõi của những Thiên hoàng kế vị truyền đời và lâu bền trong các thời đại; thì người dân, từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ cha đến con, cũng kế tục cho đến tận ngày nay. Và chưa từng có sự thay đổi nào về chủng tộc.

      Do vậy, chúng ta, những thế hệ sau của người dân, những người đã giúp người sáng lập ở thời kỳ tạo ra nhà nước, thực hiện nguyện vọng của tổ tiên và trở thành những người dân trung thành mãi mãi. Những Thiên hoàng kế vị đều yêu quý người dân trung thành với tổ tiên mình và luôn tin tưởng vào sự hợp tác của người dần trong việc thực hiện những kế hoạch lớn. Đây quả thực là điều cốt lõi của cuốn Quốc sử… Thật không sai… khi nói rằng chúng ta là một chủng tộc đông nhất từ thời xa xưa.

       Bài phát biểu rất rõ ràng của Shiratori về hệ tư tưởng quốc gia được mở đầu bằng tính chất đặc biệt của «chủng tộc» Nhật Bản và kết thúc với chủ đề về sự đồng nhất của chủng tộc đó. Đoạn giữa của bài phát biếu phân tích sâu về nguồn gốc thần thoại và thần thánh. Bài phát biểu nhấn mạnh dòng dõi kế vị Thiên hoàng liên tục từ «nữ sáng lập» là thần thánh, ám chỉ rằng Nhật Bản đang dưới sự kiểm soát liên tục của con vua cháu chúa. Tính duy nhất của tổ chức nhà nước là mối liên hệ khó tả giữa Hòang thất và người dân. Người dân Nhật Bản đã, đang và sẽ tiếp tục «trung thành mãi mãi,», luôn phục vụ các vị Thiên hoàng kế vị «trong việc thực hiện các kế hoạch lớn của họ».

       Shiratori đã gieo vào tâm tri của Hirohito những tư tưởng rất đồng nhất với tư tưởng «chính sách quốc gia» được dạy tại hệ thống trường công kể từ thời Nhật hoàng Minh Trị, vào đầu những năm 1880. Và chính ông đã chỉ ra rằng giảng dạy lịch sử cần được mở đầu bằng cách nêu lên ý nghĩa của sự sáng lập thần thoại. Bằng cách nêu bật khái niệm về nguồn gốc thần thánh của dòng dõi Thiên hoàng, và liên kết khái niệm đó với tính thần thoại về sự tự tôn dân tộc và đồng nhất chủng tộc của Nhật Bản, Shiratori phản đối bất kỳ cuộc tranh luận nào dù là khách quan về lịch sử Nhật Bản. Hai yếu tố quan trọng trong hệ tư tưởng của Thiên hoàng trước chiến tranh này đã góp phần hình thành nền tảng tri thức quan trọng của Hirohito.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: tin tuc nhat ban

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Read Comments