Hirohito được sinh ra để làm nhà lãnh đạo

    «Hoàng gia» (kozoku),đứng ờ vị trí đâu tiên trong các hệ thống cấp bậc quốc gia về triều đại cha truyền con nôi, và các tước vị quý tộc (kazoku), trực tiếp dưới họ, tất cả có thể đều không đồng ý rằng Hoàng thái tử Hirohito là dòng dõi của chúa, nhung ông hiểu thực tiễn của giáo lý đó. Cuối cùng, thực tiễn của giáo lý đó đã trở thành một phần nhận biết trong công việc của ông.

   Hirohito được sinh ra để làm nhà lãnh đạo của một Hoàng gia được quân sự hóa cao cấp (kozoku), mà các thành viên nam giới và nữ giới trưởng thành có cùng vai trò về giới trong cuộc sống của người Nhật Bản. Kozokulà một nhóm tự trị và đồng nhất gồm chín cấp bậc trong Hoàng tộc, kể cả anh em họ chiếm rất nhiều trong số đó. Các cấp bậc cao hơn bao gồm Hoàng hậu đương triều, con trai cả của Thiên hoàng hoặc Hoàng thái tử, Hoàng hậu được quyền thừa kế, Hoàng tử và công chúa của dòng họ và các con của Hoàng tửvà công chúa. Các em trai của Hirohito, tạo thành một cấp bậc riêng trong Hoàng tộc. Bất kể tuổi tác cao hơn, họ hoàn toàn được đối xử khác với những Hoàng thất khác. Thiên hoàng, luôn là người đứng đầu Hoàng thất, koshitsu, theo cách nói cụ thể thì không phải là một «thành viên» của Hoàng gia nhưng trên hết đó là một thủ lĩnh, giám sát chặt chẽ và thống nhất các thành viên trong Hoàng gia. Con trai thứ hai và thứ ba của Hoàng tộc, tùy theo tuổi trưởng thành, sẽ tự động trở thành người kế vị (kazoku) và hầu hết được phong chức «bá tước». Thừa hưởng quyền sở hữu đất đai, cổ phần, trái phiếu, dinh thự, người hầu, lương cao của Bộ Hoàng gia, một số người kế vị  đã du lịch nước ngoài và sống tự do hơn nhũng người dân thường Nhật Bản. Một số người kế vị cũng có khuynh hướng bộc lộ quan điểm «tự do» mặc dù quan điểm đó chắc chắn không hợp với mẹ, các em trai Chichibu và Takamatsu của Hirohito hoặc chú của ông, Field Marshal Kan’in Kotohito và Tổng tư lệnh Hải quân Fushimi, người sau này được Bộ chi huy Quân sự và Hải quân trung ương dùng làm đòn bẩy đẽ gây ảnh hưởng đến ngai vàng.

Hirohito


    Những Hoàng tử trưởng thành của dòng họ có thể được Thiên hoàng chọn bổ nhiệm trực tiếp vào Thượng nghị viện, một bộ phận cao hơn thuộc Nghị viện có thẩm quyền ngang bằng Hạ nghị viện. Một số người trong số họ cũng đã tham gia – cùng quan ấn trưởng của thượng nghị viện, chủ tịch hội đồng cơ mật, thủ tướng, bộ trưởng tư pháp và chủ tịch Tòa Phá án (tòa phúc thẩm cao nhất) – vào Hội đồng Hoàng gia, được thành lập theo Hoàng Thất Điển Phạm.81 Hội đồng Hoàng gia hiếm khi được triệu tập và chi giải quyết các vấn đề liên quan đến Hoàng thất. Vì theo pháp luật Hoàng thất không được chính thức giúp Thiên hoàng với vai trò là các CỐ vấn chính trị, ảnh hưởng thiết thụt của Hoàng thất là nắm giữ các vị trí chi huy chiến lược trong lực lượng vũ trang và tiếp cận thường xuyên với Thiên hoàng.


  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Read Comments