Người dân Nhật Bản đều có mối liên hệ huyết thống với Thiên hoàng
Việc củng cố nền quân chủ thông qua việc ban hành hiến pháp và sắc lệnh về Giáo dục của Nhật hoàng Minh Trị đã làm thay đổi hoàn toàn môi trường giáo dục tại Nhật Bản. Trong suốt thời thơ ấu của Hirohito, các thể chế và hệ tư tưởng của nhà nước Minh Trị đã có những bước tiến đáng kể. Nhà nước Thần đạo và khái niệm về «sự thống nhất của nghi thức và cai trị» được thực hiện thông qua Thiên hoàng đã giành được vị thế mới thể hiện qua việc thành lập Cục nghi lễ và Tôn giáo trực thuộc Bộ Nội Vụ, năm 1900. Chẳng mấy chốc, các thành viên của mỗi gia đình, dù là theo đạo Phật hay đạo Thiên Chúa (chiếm khoảng 1% dân số lúc bấy giờ) đều phải tuân theo nghi lẽ thờ cúng tại một đền thờ địa phương và họ sẽ được các vị thần che chở. Khi các đền thờ địa phương nâng tầm vị thế của mình lên cấp nhà nước bàng cách lựa chọn các tên gọi bắt nguồn từ những thần thoại cổ xưa hoặc những truyền thuyết lịch sử, tất cả các vị thần được thờ tại các đền này đều có mối liên quan về phả hệ với Nữ Thần mặt trời, tức tổ tiên của Hoàng gia, thần Amaterasu Omikami. Thái độ tôn kính đối với Nhật hoàng Minh Trị ngày một sâu sắc hơn, và nhiều người dân bắt đâu diễn giải rằng sở dĩ họ tồn tại trên thế giới này vì nhờ có Thiên hoàng.
Năm 1908, khi Hirohito lên bảy, chính phủ Nhật Bản khẳng định lại chính sách đối ngoại của mình về việc mở rộng lãnh thổ thuộc địa tại lục địa châu Á trong phạm vi những vùng đất chiếm được đang tiếp tục được phân chia với các cường quốc châu Âu và Mỹ. Cũng trong năm đó, Bộ giáo dục Nhật Bản bắt đầu cho viết lại sách giáo khoa mô tả Nhật Bản như một «nhà nước dòng dõi» có hệ thống, hòa hợp dân tộc, có đạo đức và theo chế độ gia trưởng, trong đó tất cả người dân Nhật Bản đều có mối liên hệ huyết thống với Thiên hoàng. Việc sửa đổi sách giáo khoa là cân thiết vì xã hội đã có những thay đổi nhanh chóng và «sắc lệnh về Giáo dục» được Thiên hoàng Minh Trị viết bằng thứ ngôn ngữ cổ cần phải được diễn giải thống nhất. Ngay tức khắc, Sắc lệnh về Giáo dục đã có được ý nghĩa mà nó đã không thể có được vào những năm 1980. Trẻ em tiếp tục được giảng dạy những câu chuyện thần thoại về nguồn gốc của mình, những câu chuyện giải thích rằng chúng là thần dân của Thiên hoàng và phải tuân lệnh Thiên hoàng như vâng lời bố mẹ.
Đọc thêm tại : http://timhieunhatban24h.blogspot.com/2015/06/nhung-chuan-muc-ao-uc-cua-ao-khong.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
van hoa nhat