Hirohito không được giảng dạy về những cải cách tư tưởng

    Các thầy giáo tại trường trung học của Hirohito không giảng về bất kỳ sự thay đổi nào trong những thay đổi trên. Những lời kêu gọi cải cách xã hội; sự yếu kém trong nhận thức của quân đội Hoàng gia từ sau năm 1918; nhiều nhóm đột nhiên nhận thức được tư tưởng tư lợi thực tế hơn – đều không được đề cập trong chương trình giảng dạy trung học của Hirohito. Mâu thuẫn giữa những điều Hirohito được dạy ở nhà và ở trường về gia đình ông, về thế giới, về chính bản thân ông với những điều đang xảy ra bên ngoài lớp học ngày càng nhiều.

Hirohito


    Để hiểu rõ tại sao các nhà giáo dục của Hirohito cảm nhận được vai trò tổng tư lệnh tương lai của ông, thì hai đặc điểm nổi bật khác của quân đội Hoàng gia cần được xem xét. Từ lúc hình thành hai đặc điểm trên, ý tưởng lực lượng vũ trang hiện đại của Nhật Bản sẽ dưới sự chỉ huy của Thiên hoàng đã tồn tại. Nguyên tắc về quyền chi huy tối cao của Thiên hoàng đã được duy trì trong toàn bộ các cuộc chiến tranh thời kỳ Phục Hưng; và một thời gian dài trước khi hiến pháp Minh Trị chỉ định rõ Thiên hoàng chỉ huy lực lượng vũ trang, quan niệm chi Thiên hoàng mới đủ uy thế chi huy lực lượng vũ trang đã tồn tại trong quan niệm cổ xua đến nỗi Thiên hoàng được coi như nhân vật trung gian để thần linh thực hiện nguyện vọng của mình.

    Hơn nữa, quyền chỉ huy tối cao lực lượng vũ trang của Thiên hoàng được coi là quyền độc lập, có trước hiến pháp và trên cả quyền tối cao của Thiên hoàng trong những vấn đề liên quan đến công việc của nhà nước. Đây là điểm khác biệt với các điều khoản trong Hiến pháp Mỹ năm 1787, trong đó chi định rõ ràng tổng thống có thẩm quyền như tổng tư lệnh, nhưng chi Quốc Hội có «quyền» tuyên chiến và đề ra «các nguyên tắc» của quân đội và Hải quân. Thiên hoàng có quyền lực quân sự độc đoán, và theo hiến pháp khi thực thi quyền lực đó thì không cần phải thông báo hoặc xin ý kiến trước của bộ trưởng.

    Mặc dù lực lượng vũ trang Hoàng gia tại thời điểm thành lập (trong những năm 1870 và 1880) có phong cách của quân đội hiện đại dựa theo mô hình của châu Âu nhưng lực lượng đó lại lạc hậu về tinh thần và vật chất.

    Phần lớn tân binh đều xuất thân từ nông dân, những người vẫn chưa được giải phóng khỏi mối quan hệ xã hội phong kiến trong nông nghiệp, sẵn sàng chống lại lệnh của sĩ quan cấp trên, và bày tỏ sự phẫn nộ sâu sắc đối với việc thực hiện nghĩa vụ quân sựbắt buộc đến nơi cuối cùng những người con trai lớn nhất sẽ được miễn nghĩa vụ quân sự.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: văn hóa nhật

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Read Comments