Văn bản bào chữa của Hirohito

       Để ngăn chặn tất cả những mối đe doạ đối với ngai vàng cũng như bản thân, Hirohito đã đưa ra một văn bản bào chữa cho những hành động của mình với tư cách là người đứng đầu nhà nước Nhật Bản trong vòng hơn 20 năm. Hành động ấy có thể bảo vệ ông khỏi những cáo buộc mà ông có lẽchưa từng đối mặt nhưng cũng không cộ gì đảm bảo, rằng có thể trốn tránh được. Và ông đã phải bí mật làm việc,đó, một biện pháp cặn thiết để,tự bảo vệ khỏi những trách nhiệm về cuộc chiến cũng như dập tắt các đề tài bàn cãi về lòng trung thành tuyệt đối của ông đối với đất nướcr Nếu sự việc được làm sáng tỏ vào thời điểm đó, sợi dây ràng buộc về mặt tinh thần giữa ông và nhân dân Nhật Bản vốn đã suy yếu sẽ lập tức tiêu tan, và với họ ông chi còn hữu ích cho Tướng Douglas MacArthur. Vì vậy, vào lúc 10:30 ngày 18 tháng Ba năm 1946, một buổi sáng chủ nhật lạnh giá, Hirohito, mặc dù đang bị cảm, đã triệu tập năm trọng thần tin cẩn nhất của mình tới phòng làm việc trong hầm bằng bê tông được xây dựng trên khu đất của cung điện Hoàng gia. Nơi này ông từng sống trong suốt quá trình và kể từ khi xảy ra cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương. Họ đến để lắng, nghe những nhận định cùa ông về các sự kiện đặc biệt xảy rạ trong thời gian ông trị vì. Khi bước vào phòng, các trọng thần thấy ông ngồi dựa lưng trên chiếc giường đóng theo kiểu phương Tây đã được tính toan bài trí lại cho sự kiện đặc biệt này.


Hirohito


      Dưới chân giường có, bố trí ghế ngồi cho các trọng thần. Nhật hoàng mặc bộ pyjamas bằng lụa trắng tinh,gối và chăn cũng được chế tác rất tinh xảo từ lụa babutae mềm màu trắng. Theo Thần đạo (Shinto), tôn giáo mà ông từng là một giáo sĩ tối cao, cách- ăn mặc như vậy thể hiện sự trong sạch thuân khiết chứ không phải là sự ăn năn hối lỗi. Các trọng thần ngồi xuống và bắt đầu đưa ra cho ông những câu hỏi mà một phần trong số đó là do thư ký quân sự của Tướng MacArthur gợi ý, Họ lắng nghe những câu trả lời của Hirohito và Inada Shuichi ghi chép lại. Sau này, .người ta thấy trong sổ tay của Inada viết: «Lẽ ra mọi người phải hỏi Thiên hoàng về lý do tại sao họ lại được triệu tập vội vã để lắng nghe bản báo cáo. Tuy nhiên, lúc đó có một số, trọng thần lại đưa ra, câu hỏi về trách nhiệm của Ngài liên quan đến các phiên xét xử tội phạm chiến tranh và tôi thấy cần phai nhanh chóng ghi lại những lời bộc bạch của Thiên hoàng. Bản tóm lược nhũng điều mà Thiên hoàng nói, vào buổi sáng hôm đố cũng như tại năm phiên họp khác trong ba tuần tiếp theo, sau đó đã được trọng thần của ông giao lại cho thư ký quân sự của tướng MacArthur. Tuy nhiên, không cố chi tiết nào trong bản tóm lược đó được tiết lộ bởi có lẽ những quan chức đứng đâu của Mỹ tại Tổng Hành Dinh (GHQ) đã là những người bảo vệ lớn nhất của Nhật hoàng và cũng là những người góp phần thần thoại hóa ông.



  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Read Comments

Hirohito và công cuộc kiến thiết nước Nhật Bản hiện đại

      Vào  khoảng cuối mùa đông năm 1946, Nhật hoàng Hirohito – khi đó 45 tuổi, đang đứng trước áp lực ngày càng gia tăng cả trong và ngoài nước liên quan đến cáo buộc ông là tội phạm chiến tranh. Nếu bị buộc tội, Hirohito sẽ phải đối mặt với trách nhiệm đã bổ nhiệm Tướng Tojo làm thủ tướng Nhật Bản năm 1941 và vì đã tuyên chiến với Anh và Mỹ thời gian sau đó. Nguy cơ bị chất vấn trước tòa về thời điểm biết được thông tin vụ tấn công đã được lên kế hoạch trước của Nhật Bản tại Trần Châu cảng, vai trò của ông trong nhiều cuộc họp của Hoàng gia cũng như trong việc đối xử với tù nhân chiến tranh là rất lớn. Nếu điều đó xảy ra và nếu không tìm ra được manh mối chứng minh ông không liên quan trong những vụ việc ấy, ông có thể sẽ bị phế truất và bị trừng phạt theo một số hình thức nào đó. Gác thành viên của Hoàng gia kêu gọi ông thoái vị như một cách nhằm tránh né trách nhiệm chính trị để bào vệ nền quằn chu Nhật Bản. Những trí thức lãnh đạo phong vào theo chủ nghĩa tự do của Nhật Bản đã công khai yêu cầu Hirohito rời bồ ngôi báu để nêu gương sáng cho đất nước.


Hirohito


     Vào thời điểm đó, những người Mỹ chiếm đóng Nhật Bản đã hoàn thành bản dự thảo hiến pháp theo mô hình cùa họ. Bản hiến pháp này một mặt có thể bảo vệ chế độ quân chủ của Nhật Bàn nhưng mặt khác lại tước bỏ quyền lực chính trị của Nhật hoàng. Tranh cãi của nghị viện xung quanh bản hiến pháp mới và vai trò hình thức cùa Nhật hoàng lập tức nổ ra. Hy vọng tiếp tục lợi dụng Nhật hoàng Hirohito chơ mục đích chiếm đóng Nhật Bản nhưng nhận thấy trách nhiệm pháp lý đang đè nặng lên ông, những người Mỹ bảo vệ HiroKito cần phải biết ông cần nhận thức thế nào về cuộc chiến thất bại được tiến hành dưới danh nghĩa của ông: Họ đặc biệt mong muốn ông giải thích mâu thuẫn rỗ ràng về lý dò tại sao nếu Ông đã có đủ quyền hành để dâng nộp Đế chế của mình cho quân Đồng Minh vào cuối cuộc chiến tranh, ông lại không đủ có đủ quyền lực tương tự đế ngan chặn cuộc chiến ngay từ ban đâu, nhờ đó có thế cứa sống sinh mạng của hàng triệu người.


Đọc thêm tại : http://timhieunhatban24h.blogspot.com/2015/05/moi-quan-he-viet-nam-nhat-ban-va-nhung.html



Từ khóa tìm kiếm nhiều: văn hóa nhật

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Read Comments

Mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản và những bài học cho Việt Nam

Việt Nam và Nhật Bản là hai nước có lịch sử phát triển lâu đời và có nhiều điểm tương đồng nhất định về phong tục, tập quán, tín ngưỡng tôn giáo, cùng chịu ảnh hưởng của dòng văn hoá phương Đông. Đó là những thuận lợi cơ bản để Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm của Nhật Bản về nhiều mặt.


Việt Nam và Nhật Bản


Từ thế kỷ XVI đã có những thương gia Nhật Bản đến sinh sống và buôn bán tại Việt Nam. Những thương gia Nhật Bản cùng cộng đồng dân cư bản xứ đã hình thành nận khu đô thị Hội An sầm uất . Đầu thế kỷ XX, phong trào Đông Du đã đưa một số thanh niên Việt Nam sang Nhật Bản học tập đường hướng cải cách nhằm văn minh hóa đất nước, trên con đường giải phóng khỏi ách xâm lược ngoại bang.

Công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Nhật Bản thành công theo con đường hiện đại hóa, mở đâu từ cuộc Duy Tân Minh Trị năm 1668 là một tấm gương mà nhân dân Việt Nam, đặc biệt là các nhà lãnh đạo giới tri thức, doanh nhân và thế hệ thanh niên luôn luôn mong muốn học hỏi.

Nhật Bản là quốc gia cung cấp vốn ODA lớn nhất cho Việt Nam suốt nhiều năm qua và góp phần hỗ trợ to lớn vào sự phát triển kinh tế của Việt Nạm. Tuy nhiên, tại Việt Nam, rất ít tác phẩm nghiên cứu-chuyên sâu có hệ thống về chính trị, kinh tế, và văn hóa Nhật Bản đuợc công bố.  Một vài tác phẩm đã có, ví dụ : Khuyến học hay những bài học về tinh thần Độc lập Tư tưởng của người Nhật Bản, tác giả : Fukuzawa Yukichi ( NXB Tri thức),… Nhưng chừng đó quả thực chưa thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và học tập kinh nghiệm từ Nhật Bản của người Việt Nam.


Đọc thêm tại : http://timhieunhatban24h.blogspot.com/2015/05/cong-cuoc-kien-thiet-nuoc-nhat-hien-ai.html



Từ khóa tìm kiếm nhiều: van hoa nhat

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Read Comments

Công cuộc kiến thiết nước Nhật hiện đại

V Hirohito

      Giai đoạn lịch sử cận đại quan trọng thứ hai cùa Nhật Bàn gắn liền với Hirohito, cháu nội của Nhật Hoàng Minh Trị, Hirohito là tên húy của Thiên hoàng Chiêu Hòa (29/4/1901 – 7/1/1989), tức vị Thiên hoàng thứ 124 của Nhật Bản. Ông giữ ngôi Thiên hoàng $ năm 1926 đến 1989, có thời gian trị ví dài hớn bất cứ một Thiên hoàng nào khác trong lịch sử Nhật Bản. Ông là người dâu tiên cùa Hoàng gia Nhật Bản xuất ngoại đi chầu Âu suốt 6 tháng, tới Anh, Pháp, Hà Lan, Italia, Bi và cuộc đời ông chứng kiến nhiều sự kiện đặc biệt quan trọng của nước Nhật.


Hirohito


     Ông là một nhân vật để lại dấu ấn đậm nét trông thế kỷ XX, một thế kỷ diễn ra những biến động lớn lao nhất trong lịch sử Nhật Bản. Khi ông mới lên ngôi. Nhật Bản vẫn còn là một quốc gia nông nghiệp, hoang sơ với rất ít các cơ sở công nghiệp. Quá trình quân sự hóa Nhật Bản trong những năm 1930, cuộc chiến tranh Trung-Nhật và Thế chiến thứ II đã đưa nước Nhật trở thành một quốc gia công nghiệp và công nghệ hiện đại vào bậc nhất thế giới. Cũng chính ông giữ vị trí trung tâm trong quá trình tham dự của Nhật Bản vào Chiến tranh thế giới thứ ll, lễ ký kết văn bản đầu hàng quân Đồng Minh vô điều kiện và chứng kiến công cuộc kiến thiết Nhật Bản trở thành một nước hiện đại.

     Cuộc đời Hirohito gắn liền với sự phát triển và biến chuyển của Nhật Bản là một câu chuyện hấp dẫn, lôi cuốn nhưng hầu như không được biết đến nhiều. Ở Việt Nam, chúng ta biết nhiều về sự Thần kỳ Nhật Bản, biết đến MITI, biết đến các công ty lớn của Nhật Bản như Toyota, Sony, Panasonic nhưng lại ít biết đến những mạch ngầm ẩn sau những biến chuyển đó.

     Herbert p. Bix là tiến sĩ Sử học và Ngôn ngữ Viễn Đông tại Đại học Harvard và thạc sĩ tại Đại học Massachusetts. Ông là thành viên sáng lập ủy ban Học thuật Á châu. Trong vài thập kỉ, ông đã nghiên cứu và công bố nhiều bài nghiên cứu về lịch sử nước Nhật hiện đại trên các tạp chí tại Hoa Kỳ và Nhật Bản, đồng thời giảng (dạy tại Khoa xã hội học thuộc Đại học Hitotsubashi, Tokyo. Dựa vào hệ thống tư liệu đồ sộ chưa từng được khai thác trước đó, năm 2000 ông công bố cuốn sách Nhật hoàng Hirohito và công cuộc kiến thiết nước Nhật hiện đại. Tác phẩm đồ sộ này ngay lập tức Đoạt giải thưởng của Hội phê bình sách quốc gia Mỹ, năm 2000; giành giải Pulitaer danh giá cho thể loại Phi hư cấu (Non Mctior) năm 2001.

     Trong cuốn tiếu sử đồ sộ và chi tiết này, sử gia Bix đã mô tả về Thiên hoàng Chiêu Hòa, trong đó tập trung vào các quan hệ gần gũi của ông với các cận thần, quan chức…, nhóm tinh hoa chính trị của Nhật Bản cũng như quan hệ chặt chẽ với tướng MacẠrthụr. Đây là cuốn sách viết về giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử phát triển Nhật Bản. Cuốn sách đã vén lên bức màn bí ẩn về ảnh hưởng của Hiroliito đối với Nhật Bản và thế giới. Những quyết sách xây dựng nhà nước Nhật Bản hiện đại của ông được phân tích ti mỉ, rõ ràng.



Đọc thêm tại : http://timhieunhatban24h.blogspot.com/2015/05/cau-chuyen-ve-nhat-hoang-hirohito.html


Từ khóa tìm kiếm nhiều: van hoa nhat ban

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Read Comments

Câu chuyện về Nhật hoàng Hirohito

Về Nhật Bản

      Chuyện về từ những quốc gia phát triển vượt bậc, lớn mạnh thành cường quốc luôn chứa đựng nhiều điều kỳ diệu, những bài học lịch sử giá trị nhưng cũng không tránh khỏi những mất mát, trả giá.

Nhật hoàng Hirohito


      Trong số các cường quốc ấy, Nhật Bản có một vị trí rất đặc biệt với một nền văn hóa đặc sắc, lịch sử phát triển rất riêng và một cấu trúc xã hội độc đáo. Một mặt, là nước rất nghèo nàn về tài nguyện, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong Chiến tranh Thế giới II, song mặt khác lại được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, về vị trí địa lý, về chủng tộc… Nhật Bản đã vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu tính theo GDP chi sau Hoa Kỳ. Theo thống kê Nhật là nước có thu nhập cao nhất ở châu Á; một trong những quốc gia dẫn đâu thế giới về khoa học và cộng nghệ; đứng thứ 5 trên thế giới trong lĩnh vực đâu tư cho quốc phòng; thứ 4 thế giới về xuất khẩu và thứ 6 thế giới về nhập khẩu. Với các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chong phục hồi (1945-1954) phát triền cao độ (1955-1973) khiến cho cả thể giới hết sức kính ngạc và khâm phục tôn vinh “Thần kì Nhật Bản”.

       Nhưng để có những biến chuyển lớn lao như vậy, Nhật Bản phải trải qua nhiều sóng gió thăng trầm. Trong đó có hai giai đoạn đặc biệt quan trọng trong lịch sử cận đại Nhật Bản. Cuộc Ganh Tân do Thiên hoàng Minh Trị dẫn dắt trong những năm 1868-1911 đã biến chuyển Nhật Bản từ một quốc gia đóng cửa với thế giới trở thành một cường quốc, với thể chế chính trị hiện đại, với một nền giáo dục được canh tân và khai sáng. Và giai đoạn phát triển sau năm 1945, đã biển một đất nước bị tàn phá kiệt quệ trong Chiến tranh Thế giới II thành một quốc gia hiện đại.

      Tư tưởng phát triển của Nhật Bản trong giai đoạn Minh Trị có thể được tìm hiểu thông qua Fukuzawa Yukichi – nhà tư tưởng hàng đầu giai đoạn này. Fukuzawa nhận định rằng văn minh phương Tây phát triển hơn châu Á về nhiều mặt, và các nước châu Á khó lòng duy trì được nền độc lập nếu cứ đóng cửa trước văn minh phương Tây. Theo ông, dành được quyền tự trị chưa phải đã là độc lập, mà nền độc lập thật sự chỉ có thể thành hiện thực thông qua việc trở thành một quốc gia tiên tiến và văn minh. Nếu không có sự khai sáng và văn minh, nền độc lập dành được sẽ mau chóng mất đi để rồi lại lệ thuộc vào các quốc gia tiên tiến khác. Ông chủ trương mở cửa giao thương với phương Tây, học hỏi kiến thức và kinh nghiệm quản lý xã hội của phương Tây để phát triển Nhật Bản. Chính sự du nhập của những giá trị dân chủ và nền giáo dục khoa học kiểu phương Tây đã khiến Nhật Bản không bị phương Tây xâm lược, mà ngược lại, trở thành cường quốc từ cuối thế kỷ XIX.

      Fukuzawa là người đưa ra nguyên tắc nổi tiếng: “Mỗi cá nhân độc lập thì quốc gia sẽ độc lập”. Nhờ Fukuzawa Yukichi, nhờ những nhà kỹ trị khác và với lự lãnh đạo cùa Thiên hoàng Minh Trị, từ những năm 1860, nước Nhật đã bắt đầu quá trình chuyển mình thành một quốc gia hùng mạnh.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: văn hóa nhật bản

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Read Comments