Vai trò và trách nhiệm của Thiên Hoàng đối với Nhật Bản


Thiên hoàng


     Do vậy, dù Thiên hoàng có hành động trái với luật pháp của đất nước và phạm tội thì ông cũng không bị phạt, ông cũng không phải chịu trách nhiệm về những hành động của chính quyền nếu chính quyền hành động trái pháp luật, cho dù ông là người đứng đầu nhà nước. Điều duy nhất đảm bảo Thiên hoàng không được vi phạm hiến pháp là Điều 55 trong đó quy định các bộ trưởng của nhà nước chịu trách nhiệm về ý kiến tư vấn mà họ đưa ra cho hoàng đế.     Nhưng đây thật sự không phải là một bảo đảm cho việc miễn trừ trách nhiệm của Thiên hoàng, bởi vì các bộ trưởng nội các không được đựa ra ý kiến tư vấn về các quyết định liên quan đến những vấn đề chỉ huy tối cao, Thiên hoàng không phải chấp thuận ý kiến tư vấn củabộ trưởng, và không có thủ tục hoặc thể chế nào nêu rõ vấn đề trách nhiệm của Thiên hoàng theo hiến pháp.Shimizu muốn biểu lộ tư tưởng của Thiên hoàng trong thuật ngữ «bất khả xâm phạm», người có quyền lực chính trị và đạo đức cao hơn và trên cả nền quân chủ thể chế. Cũng trên phương diện đó, Shimizu ủng hộ đường lối củaHozumi Uesugi dù không thật sự tán thành nó.

     Shimizu ví von nhà nước như cơ thể một con người và Thiên hoàng là bộ não, ông nêu bật rằng «chức năng của não là lực lượng trung tâm của tổ chức». Hirohito thích phép ẩn dụ – tư tưởng là bộ não của nhà nước – và ông đã gợi lại tư tưởng đó đầu những năm 1930 khi Minobe bị tấn công và buộc phải từ chức. Đó là điều phổ biến trong tư tưởng hiến pháp của Đức cuối thế kỷ XIX, đặc biệt là tư tưởng của Georg Jellinek (1851-1911), một luật gia có ảnh hưởng mạnh mẽ với các nhà tư tưởng hiến pháp Nhật Bản. Chính Minobe đã sử dụng tư tưởng đó năm 1912 khi ông nói rằng Thiên hoàng giống như cái đầu của cơ thể con người, trừ khi Thiên hoàng không nghĩ đến bản thân mà nghĩ về đất nước. Rốt cục, chính sự phòng đoán và mơ hồ trong tư tưởng củaShimizu lại lôi cuốn Hirohito, người có cùng tư tưởng mặc dù tuyên bố sau này  của ông trái với tư tưởng đó.

Cuối cùng, khi sự kiện về Nhật hoàng Minh Trị vẫn là một phần sống động trong tiểu sử các vị thánh trong đời sống tinh thần của người dân Nhật, Shimizu đã ủng hộ Sugiura và Shiratori thần tượng hóa Nhật hoàng Minh Trị trong hình ành một quốc vương. Shimizu đã đóng góp vào câu chuyện thần thoại của Thiên hoàng Minh Trị bảng cách nhấn mạnh râng các Thiên hoàng không thể hành động tùy tiện nhưng phải thê’ hiện trước«công luận» cách chỉ đạo các công việc nhà nước của các Thiên hoàng đúng như Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện Ngũ cá Điều ngại Thệ văn. Cả ba thầy giáo đã kể những câu chuyện mang màu sắc thần kỳ rằng những phẩm chất cao quý đã làm cho Thiên hoàng đạt được sự nghiệp lớn trong việc đưa Nhật Bản thành một cường quốc, trong khi không đề cập gì đến Thiên hoàng Đại Chính. Cả ba đều muốn Hirohito phục dựng lại hình ảnh đã mất của Nhật hoàng Minh Trị mà họ đã xây dựng và thần thánh hóa bằng những cách khác nhau. Và do vậy họ nhấn mạnh quan điểm rằng Nhật Bản cần một Minh Trị mới, và Hirohito sẽ là người đảm nhận vai trò của ông nội và có tri thức ngang bảng với ông nội.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: van hoa nhat

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Read Comments