Tác động của cuộc chiến tranh với Trung Quốc tới Nhật Bản

    Nếu Hirohito liên hệ toàn bộ lịch sử cận đại cùa Nhật Bản với ông nội mình và những cận thần trung thành vây quanh ông, Hirohito chắc hẳn đã hiểu được Đế chế mà ông nội Minh Trị đã truyền lại cho mình có ý nghĩa lớn đến thế nào. Hai cuộc chiến tranh lớn được tiến hành dưới danh nghĩa của Nhật hoàng Minh Trị: cuộc chiến tranh với nhà Thanh, Trung Quốc vào những năm 1894-1895 và cuộc chiến tranh với Nga dưới chế độ Sa Hoàng vào những năm 1904-1905 đã làm thay đổi các điều kiện đời sống quốc gia Nhật Bản và biến đổi môi trường quốc tế trong khu vực lân cận.

Hirohito


    Cuộc chiến tranh với Trung Quốc đã làm bền chặt hơn mối hòa hợp dân tộc và đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi nền quân chủ Nhật Bản sang một cơ cấu kiểm soát khủng hoảng phục vụ cho mục đích cai trị độc tài và chuyên quyền. Đồng thời, nó cũng đẩy nhanh quá trình khơi thông bế tẳc, gia tăng quyền lực cho các đảng phái chính trị trong Nghị viện, thông qua đó phổ biến phương pháp tự do hóa nhà nước độc tài. Nền kinh tế Nhật Bản đạt được bước phát triển đáng kể, những người đứng đâu quân đội, quan chức, Nghị viện và các công ty lớn… là người thu lợi lớn, điều này khiến nền chính trị trong nước trở nên ngày một khó kiểm soát.

    Mười năm sau, cuộc chiến tranh Nga – Nhật nổ ra, theo sau là một thời kỳ sôi động khác trong hoạt động cùa các đảng phái chính trị cũng như việc lực lượng quân sự tăng đáng kể để đảm bảo kiểm soát quyền lợi từ các thuộc địa cùa Nhật Bản tại lục địa châu Á. Vào thời điếm đó, quân đội thuộc Bộ Tổng tham mưu và Hải quân được đặt dưới quyền kiểm soát trực tiếp của Thiên hoàng, bắt đầu né tránh sự kiểm soát của nội các. Để chống lại mối nguy hiểm này, Ito đã cho sửa đổi các quy tắc Chính phủ, khôi phục một số quyền lợi đã mất của thù tướng từ năm 1889. Tuy nhiên, tính độc lập của quân đội đã không bị kiểm soát, và nội các chưa bao giờ thật sự trở thành cơ quan tham mưu cao nhất của Thiên hoàng. Tháng Ba năm 1907, Bộ trưởng Hải quân kêu gọi Thiên hoàng bãi bỏ việc làm đó của Ito và Minh Trị đã chuẩn tấu.

    Sáu tháng sau, các Bộ trưởng Quốc phòng và Hải quân đã ban hành sắc lệnh Quân sự Chung số 1, đồng thuận râng «Các quy định liên quan đến mệnh lệnh của Quốc phòng và Hải quân đã được Thiên hoàng trực tiếp phê chuẩn sẽ tự động có hiệu lực như các quy định quân sự  gunrei. Do đó, trong khi thủ tướng có rất ít thực quyền để có thể thống nhất nội các, thì quân đội, với sự hậu thuẫn của Minh Trị đã đưa ra lý lẽ rằng «quyền chỉ huy tối cao» của Thiên hoàng là quyền độc lập và không chịu sự kiểm soát của Chính phủ.


  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Read Comments