Tính cách của Hirohito
Một nguyên nhân đáng lo ngại nữa là tính cách của Hirohito, trong phần lý lịch vấn đề này thường được bỏ qua, không xem xét đến bối cảnh cuộc sống mọi mặt của cá nhân ông. Tính cách trầm lặng của Hirohito, giọng nói của ông và ý tưởng mà ông truyền đạt thiếu «tinh thần thượng võ» là những đặc điểm tính cách nổi trội trong suốt thời gian trị vì của ông với vai trò là một Thiên hoàng. Và tính nhạy cảm cũng là một đặc điểm khác nữa trong tính cách của ông thời gian đó. Một trong những ví dụ đầu tiên là bài luận ở trường Hirohito viết năm 1920, khi ông mười chín tuổi, trong đó rõ ràng bắt chước quan điểm của những người lớn tuổi hơn ở quanh ông. Chuyến công du Tây Âu củaông từ tháng ba đến tháng chín năm 1921 chứng tỏ sự chín chắn, và sau khi trở về từ chuyến công du đó, ông đã kiên quyết khẳng định chính mình trong các công việc chính trị và chuẩn bị thực hiện các công việc chính trị đó.
Vào thời điểm đó, Hirohito đã hoàn thành phần lớn chương trình trung học và đang được đào tạo để trở thành vị Thiên hoàng kế tiếp của Nhật Bản. Lễ trưởng thành là dịp để Sugiura, Shiratori và các giáo viên tại học viện Ogakumonjo khác cho đăng tải những thông điệp chúc mừng trên báo chí ca tụng đạo đức của Hirohito. Ogasawara, hiệu trưởng trường trung học nhấn mạnh:
Trước hết, Hoàng thái tử là một người thông minh và học hành rất chăm chi. Do đó, Người đã nắm vững tất cả các môn học. Khi các giáo viên đưa ra các câu hỏi về rất nhiều vấn đề khác nhau, Hoàng thái tử luôn có đuợc những câu trả lời xuất sắc. Tất cả các giáo viên trường chúng tôi đều rất cảm kích trước thành tích học tập của Hoàng thái tử. Hơn thế nữa, đôi khi, trong những bài kiểm tra miệng, chúng tôi còn hết sức ấn tượng trước những ý tưởng tuyệt vời được Hoàng thái tử trình bày bằng một giọng điệu rõ ràng và rắn rỏi. Ở trường trung học, Hoàng thái tử được giảng dạy các môn khoa học quân sự, nghệ thuật quân sự và giáo dục thể chất, Hoàng thái tử không những đã lĩnh hội được những kiến thức về quân sự mà còn có được tinh thần thượng võ và thế lực cũng được nâng lên.
Đánh giá của Ogasawara về sự thông minh, siêng năng của Hirohito và việc ông nắm vững các môn học của mình cũng phù hợp với những điều mà hầu hết những người có quan hệ mật thiết đã viết về ông. Những từ như «hơn thế nữa» hay «cũng» nói lên điều đó. Nếu như Ogasavvara dường nhưđã cốhết sức đểthểhiện rằng Hoàng thái tửlà người có kỹ năng trả lời vấn đáp tốt và có một «tinh thần thượng võ vững vàng», bài viết của Ogasawara có thể còn xuất phát từ (như nhà sử học Tanaka Hiromi đã nhấn mạnh) mối quan ngại của ông về việc học viện Ogakumonjo bị chỉ trích. Cuối tháng Ba năm 1919, ngay trước khi diễn ra lễ trưởng thành của Hirohito, tờ Fiji shinbunđã đưa tin rằng phong cách giao thiệp thận trọng và khép kín của nền giáo dục tại Ogakumonjo đã làm cho Hoàng thái tử hầu như không bao giờ phát biểu trước công chúng và thiếu tinh thần thượng võ. Tử tước Miura Goro, một người bạn thân của nguyên lãoYamagata và Thủ tướng Hara Kei, cũng kêu gọi cải cách phương pháp giáo dục phức tạp trong trường trung học.Ogasawara, giống như những giáo viên khác của Hirohito, đều biết rằng Hoàng thái tử có tính cách nhút nhát, không hăng hái và thiếu kỹ năng diễn thuyẽt. Trên thực thế, sau khi đánh giá về tiến bộ của Hoàng thái tử của Ogasawara được đăng tải trên báo, Nara Takeji, sĩ quan phụ tá quân sự tương lai của
Hirohito đã viết trong nhật ký của mình về sự im lặng của Hoàng thái từ tại buổi tiệc được tổ chức vào ngày 8 tháng 5 năm 1919, một phần trong lễ trưởng thành của Hirohito
Đọc thêm tại : http://timhieunhatban24h.blogspot.com/2015/06/dien-bien-chinh-tri-quoc-te-truoc-them.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
tin tức nhật bản