Sự kết hợp các kiến thức về tôn giáo và ý thức dân tộc
Người đứng đầu trong số các trọng thần của Thiên hoàng cũng đã khéo léo truyền đạt cho Hirohito, thông qua hình tượng Thiên hoàng Minh Trị, một hệ tư tưởng thống trị trên cơ sở sự kết hợp các kiến thức về tôn giáo và ý thức dân tộc đã được hình thành từ thời cổ xưa. “Tất cả”các tôn giáo đều không đủ sức mạnh và không tạo nên nền tảng của đất nước, Ito quả quyết. Ngai vàng, do đó, phải đóng vai trò như một biểu tượng, và người nẳm giữ ngai vàng phải là người nắm quyền lực của chính phủ. Trong bài Bình luận về Hiến pháp năm 1889 của mình, Ito đã cung cấp cho vị Thiên hoàng tương lai của đất nước theo thế chế chính trị thần quyền một bài hùng biện mang tính kinh điển.
«Ngai vàng thiêng liêng» được tạo dựng vào thời điểm khi trời và đất tách rời nhau (Kojiki). Thiên hoàng là con của Thượng đế, thiêng liêng và siêu phàm. Thiên hoàng có khả năng vượt trội so với các thần dân của mình. Thiên hoàng phải được tôn kính và bất khả xâm phạm. Thiên hoàng phải dành sự tôn trọng đúng mực đối với luật pháp, nhưng ngược lại luật pháp lại không có quýền buộc Thiên hoàng phải chịu trách nhiệm về luật pháp… Thiên hoàng không phải là đối tượng được phép bình phẩm hay một đề tài đưa ra bàn cãi.
Tuy nhiên, hệ tư tưởng về uy quyền của Thiên hoàng trong đó tính chất thần thoại mang màu sắc tôn giáo đóng vai trò chủ đạo thực chất không bắt nguồn từ thời cổ xưa. «Nhà nước Thần đạo», được cho là phi tôn giáo (đối lập với «môn phái Thần đạo»), được hình thành dưới triều đại Minh Trị xuất phát từ chính niềm tin rằng Nhật Bản là một vương quốc thiêng liêng, được Thượng đế bảo trợ và dưới sự cai trị của một Thiên hoàng là hậu duệ của nữ thần mặt trời. Đại Thánh Đường của đền Ise Jingu, đền thờ chính của Thần đạo nơi thờ nữ thần mặt trời, là hệ quả tất yếu của việc các nhân tố chính của Thần đạo được truyền bá rộng rãi trên khắp đất nước Nhật Bản. Đền Ise trở thành biểu tượng chính của Thần đạo cũng như trung tâm thờ cúng của quốc gia và là đền thờ quan trọng nhất trong số dày đặc những đền thờ được xây dựng ở các làng mạc và thành phố trên khắp đất nước Nhật Bản.
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
văn hóa nhật bản