Hirohito chỉ là bù nhìn ?

      Do đó đã thách thức quan điểm mang tính chính thống đã được hình thành từ rất lâu trước khi xảy ra cuộc Chiến tranh châu Á – Thái Bình Dương và sau này đã được những người lãnh đạo quân Đồng Minh ủng hộ, rằng Hirohito chỉ là bù nhìntrong khuôn khổ của chế độ đế quốc chuyên quyền độc đoán và là con rối trong tay quân đội. Cuốn sách này cũng thách thức quan niệm cho rằng quân đội là lực lượng chịu trách nhiệm chính về cuộc chiến tranh xâm lược mà Nhật Bản đã tiến hành trong suốt những năm 1930 và đâu những năm 1940, đồng thời chỉ ra vai trò không được chú ý của các quan chức Hải quân cao cấp trong việc vận động chống lại việc tinh giảm quân đội trong những năm 1920, đánh bom những thành phố không có phòng vệ của Trung Quốc trong những năm 1930, và xúc tiến chiến tranh tại khu vực Thái Bình Dương vào đâu những năm 1940. Cuốn sách cũng đưa ra lý lẽ để chứng minh thêm rằng, khởi đâu từ giữa những năm 1920, nội các của các đảng phái và bản thân Hirohito đã tuyên bố cam kết tuân thủ một «hiệp ước hòa bình» quốc tế mới (đã được ghi trong Thỏa ước Hội Quốc Liên và Hiệp ước Kellogg – Brianđ năm 1892) kết tội chiến tranh xâm lược, nhưng ngược lại, họ lại theo đuổi chính sách chống lại Trung Quốc, vi phạm tinh thần của Nhật Bản tự nguyện tiếp nhận các nghĩa vụ đã thỏa thuận được đề cập trong hiệp ước đó.

Hirohito


      Thậm chí, vào tháng 8 năm 1945 sau khi nước Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, những người đứng đầu chính quyền Nhật Bản vẫn tiếp tục thờ ơ với các nghĩa vụ đã được quy định trong luật pháp quốc tế về các quốc gia có chủ quyền. Lo lâng trước một số hành động mà nhà nước đế quốc đã thực hiện trong thời gian chiến sự, và nhận thấy sự cần thiết phải bảo vệ Thiên hoàng, các quan chức nội các đã ra lệnh tiêu hủy nhiều tài liệu có thể được sử dụng làm bâng chứng cho quá trình xét xử tội phạm chiến tranh và truy cứu những hành động trong quá khứ dưới triều đại Chiêu Hoà. Những nỗ lực sau đó của các chính trị gia bảo thủ và các trí thức nhằm biến các phiên tòa xét xử tội phạm chiến tranh tại Tokyo thành những phiên tòa xét xử theo kiểu luật giang hồ, mặc dù điều này xuất phát một phần từ chính những hạn chế của các phiên tòa xét xử, nhưng nó cũng đã được nhen nhóm từ thái độ nêu trên của Nhật Bản đối với luật pháp quốc tế từ trước khi xảy ra chiến tranh.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: van hoa nguoi nhat

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Read Comments