Shimizu truyền lại quan điểm của Thiên Hoàng cho Hirohito
Trong cuộc tranh luận này, Shimizu hoàn toàn không thể làm rõ mối quan hệ giữa chế độ quân chủ và nhà nước. Học giả về hiến pháp Uesugi, học trò của Hozumi tại khoa luật của trường Đại học Hoàng gia Tokyo chorằng, Thiên hoàng là nhà nước và bất kì việc gì Thiên hoàng làm cũng như bất kỳ việc phân xử của nào Thiên hoàng cũng đều công bằng. Shimizu coi nhà nước là một đối tượng đạo đức độc lập và cho rằng Thiên hoàng môn xác định hành động vì lợi ích của mình. Nhưng Thiên hoàng và nhà nước không bao giờ mâu thuẫn do Thiên hoàng luôn suy nghĩ và hành động vì lợi ích của nhà nước. Đối với Shimizu, vấn đề về quyền ưu tiên không bao giờ nảy sinh. Về điểm này, Shimizu ủng hộ thuyết của Sugiura rằng về mặt lịch sử, Thiên hoàng luôn hành động vì lợi ích của nhà nước.
Bằng cách trích dẫn tính ưu việt củathể chế quốc gia trong hiến pháp, việc mà Minobe cho rằng không cần thiết, Shimizu đưa ra những đánh giá chuẩn mực về các nhà tư tưởng bảo thủ thời kỳ tiền chiến và đâu thời kỳ hậu chiến, những người muốn bảo vệ thể chế quốc gia không bị hủy hoại vì những bất hòa trong dân chúng. Những nhà tư tưởng này lý luận rằng vào thời kỳ khủng hoảng, việc thăng chức cho những quan chức có niềm tin vững chắc vào hệ tư tưởng của Thiên hoàng quan trọng hơn nhiều so với việc phát triển thể chế chính trị. Các quan chức trung thành, thấm nhuần tư tưởng đó sẽ luôn bảo vệ thể chếquốc gia không bị lật đổ từ bên trong với điều kiện là họ được quyền kiểm soát và có tính cách mạnh mẽ.
Shimizu chưa bao giờ đề cập đến vấn đề của Nghị viện và quyền lực củaNghị viện, hoặc vấn đề của các cơ quan ngoài hiến pháp như Hội đồng Cơ mật hoặc nguyên lão. Về bản chất, ông căm ghét nguyên tắc của chế độ đại nghị và phản đối sự hạn chế quyền lực của bất kỳ cơ quan luật pháp nào thuộc nhà nước trợ giúp Thiên hoàng. Shimizu đã truyền cho Hirohito quan điểm đối với Thiên hoàng, toàn bộ các cơ quan của nhà nước đều ngang cấp và có cùng phạm vi quyền hạn. Tùy từng trường hợp, Thiên hoàng quyết định những vấn đề được các cận thần quan tâm và ông đồng ý với họ. Nhưng không phải lúc nào ông cũng lắng nghe ý kiến của họ, cho dù ý kiến đó được tất cả tán thành hay phản đối.
Điều có ý nghĩa đặc biệt là Shimizu không nêu rõ vấn đề miễn trừ trách nhiệm chính trị của Thiên hoàng trong những hành động của ông. Mặc dù hiến pháp Minh Trị không nêu rõ khái niệm này, nhưng nói chung các nhà bình luận đều nhất trí là, từ khi xây dựng hiến pháp, thuật ngữ «bất khả xâm phạm» trong Điều 3 («Thiên hoàng phải đuợc tôn kính và bất khả xâm phạm») đồng nghĩa với cách giải thích nói trên.
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
van hoa nhat ban