Những quan điểm đúng đắn trong bài tiểu luận của Hirohito

     Không nên nhầm lãn sự hăng hái chấp nhận Hội Quốc Liên của Hirohito là việc tán thành quan điểm của Anh – Mỹ hay các nguyên tác «quan hệ ngoại giao mới» được sử đụng làm nền tảng cho quan điếm đó. Đúng hơn, sự khẳng định của Hirohito về tinh thần của Hội Quốc Liên chỉ đơn thuần phản ánh chủ nghĩa lý tưởng và chủ nghĩa lạc quan của tuổi trẻ. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, chủ nghĩa lý tưởng trong quan điểm của Hirohito hoàn toàn đối lập với chủ nghĩa hoài nghi củachính phủ Hara với mong muốn trì hoãn việc công nhận Hội Quốc Liên và họ đã chỉ thị cho phái đoàn của Nhật Bản tại Versailles im lặng trước những vấn đề của châu Âu và tập trung vào việc bảo vệ «các quyền và lợi ích» củaNhật Bản tại Trung Quốc.

Hirohito


     Tiếp tục với những phân tích, trong dòng tiếp theo của bài tiểu luận Hirohito viết: «Tôi phải hoàn thành nhiệm vụ quan trọng này đề mang lại hòa bình vĩnh viên trên thế giới. Tôi phải làm gì đấy để thực thi nhiệm vụ đó?» Câu trả lời của Hirohito với tư cách là một nước đế quốc thực dân hùng mạnh, Nhật Bản phải phối hợp hành động với những nước khác trên cơ sở «các nguyên tắc chung» trong khi ở trong nước phài tránh xa hoa lãng phí. Tiếp đó, Hirohito liên hệ «các hoạt động chuẩn bị quân sự» và sự phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp với «các hoạt động đàm phán ngoại giao mang lại lợi nhuận» và việc Nhật Bản «[đang] bắt kịp với các cường quốc», Hirohito ám chi giả thuyết về hành động trong tương lai: «Nếu không có sự chuẩn bị tốt về quân sự, khó có thể thành công trong các cuộc đàm phán ngoại giao với kết quả có lợi». Ngoài ra, Nhật Bản không thể trở thành một quốc gia thịnh vượng trừ khi chúng ta phát triển tốt công nghiệp và giao thông vận tải và nâng cao hiệu suất làm việc của công nhân. Nếu chúng ta không làm được nhưvậy, chúng ta sẽ không thể bất kịp được các cường quốc.»

     Hirohito kết thúc bài tiểu luận bẳng cách nhấn mạnh tư tưởng về sự thống nhất toàn dân tộc vì mục đích hoàn thành «vận mệnh của đất nước»; khi phải đối mặt với sự cạnh tranh của nước ngoài.

«Tư tưởng không rõ ràng», «suy nghĩ cực đoan», «sự phung phí», «sự xa hoa», «sựchuẩn bị tốt về quân sự», «Hoàbình vĩnh viễn», cùng với xu thế thời đại, và đạt được sự thống nhất tuyệt đối như một điều kiện tiên quyết để thay đổi vận mệnh của đất nước – những cụm từ nêu trên là các thuật ngữ và khái niệm được những người cầm quyền bảo thủ đứng dâu của Nhật Bản và những người chỉ huy quân sự sử dụng khi mô tả về tình hình của Nhật Bản vào cuối Chiến tranh Thế giới I; cả Hoàng thái tử Hirohito trẻ tuổi cũng vậy. Nói một cách khái quát hơn, những thuật ngữ này liên quan tới hệ tư tưởng bảo thủ đã được khuếch trương nhằm ngăn chặn tình trạng căng thẳng về mặt xã hội đang ngày một gia tăng tại Nhật Bản. Tuy nhiên, những căng thẳng mà nguyên nhân bắt nguồn từ khoảng cách ngày càng lớn về vật chất và quyền lực giữa các tầng lớp khác nhau trong xã hội đòi hỏi cần phải có một cuộc «đại phẫu thuật».

Từ khóa tìm kiếm nhiều: văn hóa nhật bản

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Read Comments

Bài tiểu luận của Hirohito

     Chắc hẳn, Hirohito đã có được những quan điểm về đời sống chính trị làm cho các giáo viên của cậu hài lòng.Chúng ta có thể thấy quan điểm đối với những vấn đề nhân sinh của Hirohito tại thời điểm này thông qua lời kể của Sugiura với Makino Nobuaki – Bộ trưởng Bộ Hoàng gia Nhật Bản, người sau này đã ghi lại trong nhật ký của ông. Trong bài tiểu luận (dài 2 trang) có tiêu dề «Ấn tượng của tôi sau khi đọc Sắc ngữ về thiết lập hòa bình» được viết vào tháng 1 năm 1920 sau khi hiệp định hòa bình giữa quân Đồng Minh và Đức có hiệu lực, cậu học trò 19 tuổi Hirohito đã đưa ra nhận định của mình về cái ngày cậu «gánh vác trách nhiệm lớn lao là dẫn dắt các vấn đề chính trị» và trong bài tiểu luận đó Hirohito đã trích lời của «cha tôi, Nhật hoàng đương triều.»

Hirohito


     Bài tiểu luận này cho thấy mối quan tâm của chàng trai trẻ về «tư tưởng của những người theochủ nghĩa cực đoan», người ủng hộ tinh thần sẵn sàng chiến đấu của quân đội, nhưng mặt khác cũng mong muốn có được nền «hòa bình vĩnh viễn». Bài tiểu luận của Hirohito bắt đầu bằng:

     Lĩnh vực tư tưởng là một cái gì đó hết sức không rõ ràng; tư tưởng cực đoan dường như sắp lan tràn khắp thế giới; và vấn đề lao động hiện đang là vấn đề bị phản đối kịch liệt. Chứng kiến hậu quả bi thảm của chiến tranh, những người dân trên thế giới mong ước hòa bình và sự hòa giải giữa các quốc gia. Chính vì điều này, chúng ta đã được chứng kiến sự ra đời của Hội Quốc Liên và trước đó là việc triệu tập một hội nghị quốc tế về lao động… Nhân dịp đó, như đã được đề cập trong bản Sắc ngữ Hoàng gia, nhân dân Nhật Bản phải nỗ lực hết sức và phải luôn áp dụng những phương pháp linh hoạt.

     <<Tư tưởng của những người theo chủ nghĩa cực đoan» trong hoàn cảnh này có thể được hiểu như là biện pháp ẩn dụ dùng để chỉ những tư tưởng dân chủ, tư tưởng chống chủ nghĩa quân phiệt, tư tưởng chủ nghĩa xã hội và tư tưởng cách mạng cộng sản đã lan rộng trên khắp đất nước Nhật Bản và cả thế giới sau Chiến tranh Thế giới I. Từng tuyên bố mối quan tâm về hiện tượng này và dẫn chiếu đến «vấn đề lao động» như một vấn đề đáng quan ngại, Hirohito tiếp tục bài tiểu luận bám sát những từ ngữ được sử dụng trong bản Sắc ngữ:

     Liên quan đến Hội Quốc Liên nối riêng, bản Sắc ngữ có nêu: «Chúng tôi [chính nghĩa là Nhật hoàng Yoshihito] thật sự hài lòng và đồng thời cũng cảm thấy gánh nặng ghê gớm của đất nước đè nặng trên vai». Tôi cũng xin chúc mừng sự kiện đất nước chúng ta sắp trở thành một thành viên của Hội Quốc Liên. Tôi sẽ tuân thủ cam kết của Hội và khuếch trương tinh thần mà Hội đã đề xướng.


  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Read Comments

Hirohito bắt đầu thể hiện mình với tư cách một tổng tư lệnh

     Một điều cũng không kém phần quan trọng là Hirohito chấp nhận và cảm thấy không có gì phải nghi ngờ về trật tự quyền lực đã được thiết lập sẵn từ trước khi Hirohito ra đời. Từ khi còn rất nhỏ, Hirohito đã ý thức rằng mình là người có quyền quyết định và số phận đã định cậu phải ra quyết định đối với các vấn đề liên quan đến quyền lực chính trị và chi huy quân sự. Tuy nhiên, khi Hirohito đến tuổi trưởng thành và tiếp quản các nhiệm vụ của Thiên hoàng, Hirohito bắt đầu say mê tìm tòi hệ thống kiến thức về lịch sử, chính trị và đặc biệt là tự nhiên. Những kiến thức và khát vọng đó không cản trở việc Hirohito dành phần lớn thời gian của mình cho những vấn đề quân sự.

Hirohito


     Chàng thanh niên trẻ trên đường trở thành ông vua «tuyệt đối» và chỉ huy quân sự tối cao của Nhật Bản có dành thời gian cho sở thích khoa học của mình, nhưng phần lớn thời gian và hầu hết các mối quan hệ cá nhân tốt đẹp của ông là với các sĩ quan quân đội, những người không phải là các nhà khoa học. Trong hai năm học cuối cùng tại trườngOgakumoryo, Hirohito tỏ ra thân thiện với Tướng Ugaki, một người rất tự tin. Sau này, khi điều hành đất nước cùng với các bộ trưởng, Hirohito đã trang bị thêm cho mình chiếc mặt nạ của một tổng tư lệnh tối cao (đại nguyên súy) và bắt đầu thể hiện bản thân nhiều hơn. Những lời nói của Hirohito, được thốt ra theo một phong thái mạnh mẽ, có ảnh hưởng chính trị to lớn. Hirohito thường hoàn toàn tin tưởng vào những quan chức đã đuợc ông bổ nhiệm giữ những vị trí cao. Tuy nhiên Hirohito cũng mến mộ những nhà quân sự tài ba và chống chính trị như hiệu trưởng trường trung học của mình, Đại tá (sau này là Đô đốc về hưu) Ogasavvara, chuyên gia quan hệ công chúng đầu tiên thuộc lực lượng Hải quân Hoàng gia và hiệu trưởng, Thượng tướng Hải quân nổi tiếng Togo.

     Do đó làm thế nào để một người có thể hiểu được sự tồn tại song song và từng đặc điểm cụ thể trong những tính cách rất khác nhau, chứa đựng nhiều mâu thuẫn của Hirohito bộc lộ qua các giai đoạn khác nhau trong cuộc đời ông? Hirohito đã điều khiển cảm xúc của mình như thế nào để có thể đảm đương quá nhiều vai trò khác nhau đến như vậy, và cái giá mà Hirohito phải trả là gì? Chắc chắn đặc điểm nổi bật cũng là đặc điểm không bao giờ phai nhạt của Hirohito chính là một Thiên hoàng có quyền lực tuyệt đối. Quá trình học tập của Hirohito là câu chuyện kể về quá trình Hirohito trưởng thành trong suy nghĩ rằng mình là người đưa ra mệnh lệnh, một người tham gia cùng với những người khác trong việc hoạch định chính sách và người lãnh đạo của một quốc gia mang lại sự hiện đại cho châu Á.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: van hoa nguoi nhat

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Read Comments

Chiếc mặt nạ cảm xúc của Hirohito

     Hơn thế nữa, việc hạn chế diễn đạt bằng lời nói cũng là để phù hợp với truyền thống văn hóa và thẩm mĩ của Nhật Bản. Không giống như ông nội của mình, một người chuyên quyền tuyệt đối, Hirohito mong muốn trở thành một vị vua (theo nghĩa hẹp là được bảo vệ) theo hiến pháp thời Minh Trị. Hirohito phải thực hiện nhiều nhiệm vụ theo hiến pháp và khi thực hiện các nghĩa vụ này, phải có vẻ mặt tôn nghiêm phù hợp – giống như mang một chiếc mặt nạ – chứ không thể thể hiện cảm xúc cá nhân. Chiếc mặt nạ xa cách đó là một phần trong việc tạo ra một vỏ bọc tâm lý, nó cũng giống như lễ phục vậy. Hirohito cũng mang chiếc mặt nạ đó khi thực hiện các nghĩa vụ tôn giáo và nghi lễ của mình. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất Hirohito phải thực hiện là trở thành hiện thân củatư tưởng và đạo đức Nhật Bản.      Nghịch lý là chiếc mặt nạ củasự im lặng kia đã thu hút được Hirohito và ông coi đó như một việc đáng khen ngợi. Tuy nhiên, khi Hirohito thực hiện các nhiệm vụ chính trị và quân sự của mình, chiếc mặt nạ im lặng đó đôi khi lại gây rắc rối. Những người báo cáo trực tiếp với Hirohito không chi phải cố hiểu được lời nói của Hirohito, thường ít hơn mức cần thiết, mà còn phải học cách hiểu những sắc thái tình cảm trên khuôn mặt Hirohito, khi có vẻ «bị kích động» thì sắc mặt sẽ như thế nào. Biết rằng Hirohito sẽ nói rất ít kể cả khi vấn đề được đề cập cực kỳ quan trọng đối với chính bản thân hoàng đế, những người thường xuyên diện kiên đã học cách quan sát những biểu hiện nhỏ nhặt thoáng qua trên nét mặt để đoán biết những diễn tiến nhỏ nhất trong suy nghĩ và hành động tiếp theo của ông.Trong một xã hội mà việc tạo ra một chân dung che giấu dưới lớp mặt nạ im lặng đã trở thành giá trị truyền thống và là hình mẫutrong việc diễn đạt ý nghĩ, mặt nạ im lặng của Hirohito đã tạo ra một tiếng vang đầy ý nghĩa.

Hirohito


     Điều tương tự cũng xảy ra với giọng nói của Hirohito. Giọng nói đó khiến nhiều người dân Nhật Bản «thấy» được ý thức về bản sắc dân tộc mình. Trước khi Hirohito bắt đầu thời kỳ nhiếp chính vào tháng 11 năm 1921, rất ít người trong số những quan chức đứng đầu coi sắc thái giọng nói của Hirohito là một vấn đề cần phải quan tâm. Chỉ những người giám hộ của Hirohito là quan tâm nhiều đến điều đó. Hirohito có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc điều hành chính phủ và khi Nhật Bản ngày càng dấn sâu hơn vào chiến tranh, người dân Nhật Bản mới bât đầu tô vẽ trong trí tưởng tượng rằng giọng nói đó giống như giọng nói của thần thánh. Cuộc tranh luận xung quanh vấn đề giọng nói của Hirohito một lần nữa được bàn đến vào thời điểm Nhật Bản đầu hàng quân Đồng Minh tháng 8 năm 1945 và sau này khi Hirohito có chuyến công du toàn quốc, thời gian Nhật Bản bị Đồng Minh chiếm đóng.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: văn hóa người nhật

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Read Comments

Vẻ ngoài trầm lặng của Hirohito

       Hoàng thái từ chỉ chào khách rồi ngồi im trong suốt buổi tiệc mà không hề nói một lời nào. Thậm chí khi có ai đó nói với Hoàng thái tử, ông cũng hiếm khi đáp lại. Trong thời gian tạm ngừng buổi lễ, Tử tước Miura Goro đã cả gan kịch liệt công kích người quản lý của Hoàng thái tử. Ông này nói “Đó là kết quả của việc ông đã bảo vệ Hoàng thái từ một cách quá mức đến nồi Người không biết một tí gì về thế giới bên ngoài.” Có thể điều đó đã dẫn đến cuộc tranh luận giữa nguyên lão Yamagata, Saionji và những người khác xung quanh vấn đề cần phải thay đổi cách giáo dục và dạy dỗ Hoàng thái tử.

Vẻ ngoài trầm lặng của Hirohito


      Nara sau đó đã ghi lại cuộc nói chuyện giữa ông và Đại Nguyên soái Yamagata. Yamagata từng được phép yết kiến Hoàng thái tử và nhớ lại: khi ông hỏi Hirohito, ông không nhận được bất kỳ câu trả lời nào của Hoàng thái từ. Hoàng thái tử cũng không hỏi ông bất cứ điều gì.

      [Hoàng thái tử] giống như một tượng đá vậy. Điều này thật là đáng tiếc và chắc chắn có nguyên nhân từ phương pháp giáo dục bảo vệ quá mức mà Hamao đã áp dụng đối với Hirohito. Từ nay trở đi, chúng ta phài khuyến khích [Hoàng thái tử] năng động hơn và để cho đâu óc thoải mái hơn. Đó là lý do tại sao tôi cảm thấy rằng Hoàng thái tử cần phải đi nước ngoài… Thật không may là Hamao lại chần chừ chưa đưa ra quyết định về vấn đề này.

      Nara cũng có thể đã biết rằng chàng thanh niên mới lớn Hirohito không những không thể hiện được bất kỳ «cá tính nào» trước công chúng mà còn hành động vụng về, hơn nữa, Hirohito còn có giọng nói the thé, điều mà không ai trong số các em trai của Hirohito gặp phải. Vậy đâu là nguyên nhân vẻ trầm lặng đó của Hirohito? Liệu đó có phải do Hirohito thiếu kinh nghiệm và thiếu tự tin hay một phần của điều đó là do những người khác đã làm cho cậu trở nên như vậy, kết quả của việc rèn luyện có ý thức trong quá trình đào tạo trở thành Thiên hoàng? Và điều gì đã làm cho Hirohito có giọng nói nghe lạ lùng đến như thế? Cả điều này nữa cũng là một kiểu uốn nắn tinh vi hay do các hoóc môn trưởng thành của Hirohito phát triển chậm?

      Giống như các em trai nhưng ở mức độ nhiều hơn, Hirohito là một người có những xúc cảm mạnh mẽ mà cậu đã rèn luyện khả năng kiềm chế để không bao giờ biểu lộ ra bên ngoài. Hirohito cũng là một người cô đơn. Từ thuở mới bước chân vào trường trung học, Hirohito đã rèn thói quen nói chuyện một mình khi gặp vấn đề căng thẳng. Hình mẫu về ông nội, người hiếm khi nói chuyện với cậu và là khuôn mẫu mà Hirohito mơ ước trở thành có thế đã góp phần làm tăng thêm tính ít nói của cậu. Ngoài ra, Giáo sư Shiratori đã đưa ra cho Hirohito rất nhiều ví dụ về các bậc tổ tiên trong Hoàng tộc, những người xứng đáng với hình ảnh của một vị vua theo đạo Khổng (và đạo Phật), những người nói ít nhưng làm nhiều và sự im lặng của họ được xem là mẫu mực. Hirohito có thể đã nghĩ về tính ít nói như là một sách lược, một cách để bảo vệ mình trước những ánh nhìn chằm chằm đầy khó chịu của các giáo viên.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: tin tuc nhat ban

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Read Comments

Tính cách của Hirohito

     Một nguyên nhân đáng lo ngại nữa là tính cách của Hirohito, trong phần lý lịch vấn đề này thường được bỏ qua, không xem xét đến bối cảnh cuộc sống mọi mặt của cá nhân ông. Tính cách trầm lặng của Hirohito, giọng nói của ông và ý tưởng mà ông truyền đạt thiếu «tinh thần thượng võ» là những đặc điểm tính cách nổi trội trong suốt thời gian trị vì của ông với vai trò là một Thiên hoàng. Và tính nhạy cảm cũng là một đặc điểm khác nữa trong tính cách của ông thời gian đó. Một trong những ví dụ đầu tiên là bài luận ở trường Hirohito viết năm 1920, khi ông mười chín tuổi, trong đó rõ ràng bắt chước quan điểm của những người lớn tuổi hơn ở quanh ông. Chuyến công du Tây Âu củaông từ tháng ba đến tháng chín năm 1921 chứng tỏ sự chín chắn, và sau khi trở về từ chuyến công du đó, ông đã kiên quyết khẳng định chính mình trong các công việc chính trị và chuẩn bị thực hiện các công việc chính trị đó.

Tính cách của Hirohito


     Vào thời điểm đó, Hirohito đã hoàn thành phần lớn chương trình trung học và đang được đào tạo để trở thành vị Thiên hoàng kế tiếp của Nhật Bản. Lễ trưởng thành là dịp để Sugiura, Shiratori và các giáo viên tại học viện Ogakumonjo khác cho đăng tải những thông điệp chúc mừng trên báo chí ca tụng đạo đức của Hirohito. Ogasawara, hiệu trưởng trường trung học nhấn mạnh:

     Trước hết, Hoàng thái tử là một người thông minh và học hành rất chăm chi. Do đó, Người đã nắm vững tất cả các môn học. Khi các giáo viên đưa ra các câu hỏi về rất nhiều vấn đề khác nhau, Hoàng thái tử luôn có đuợc những câu trả lời xuất sắc. Tất cả các giáo viên trường chúng tôi đều rất cảm kích trước thành tích học tập của Hoàng thái tử. Hơn thế nữa, đôi khi, trong những bài kiểm tra miệng, chúng tôi còn hết sức ấn tượng trước những ý tưởng tuyệt vời được Hoàng thái tử trình bày bằng một giọng điệu rõ ràng và rắn rỏi. Ở trường trung học, Hoàng thái tử được giảng dạy các môn khoa học quân sự, nghệ thuật quân sự và giáo dục thể chất, Hoàng thái tử không những đã lĩnh hội được những kiến thức về quân sự mà còn có được tinh thần thượng võ và thế lực cũng được nâng lên.

     Đánh giá của Ogasawara về sự thông minh, siêng năng của Hirohito và việc ông nắm vững các môn học của mình cũng phù hợp với những điều mà hầu hết những người có quan hệ mật thiết đã viết về ông. Những từ như «hơn thế nữa» hay «cũng» nói lên điều đó. Nếu như Ogasavvara dường nhưđã cốhết sức đểthểhiện rằng Hoàng thái tửlà người có kỹ năng trả lời vấn đáp tốt và có một «tinh thần thượng võ vững vàng», bài viết của Ogasawara có thể còn xuất phát từ (như nhà sử học Tanaka Hiromi đã nhấn mạnh) mối quan ngại của ông về việc học viện Ogakumonjo bị chỉ trích. Cuối tháng Ba năm 1919, ngay trước khi diễn ra lễ trưởng thành của Hirohito, tờ Fiji shinbunđã đưa tin rằng phong cách giao thiệp thận trọng và khép kín của nền giáo dục tại Ogakumonjo đã làm cho Hoàng thái tử hầu như không bao giờ phát biểu trước công chúng và thiếu tinh thần thượng võ. Tử tước Miura Goro, một người bạn thân của nguyên lãoYamagata và Thủ tướng Hara Kei, cũng kêu gọi cải cách phương pháp giáo dục phức tạp trong trường trung học.Ogasawara, giống như những giáo viên khác của Hirohito, đều biết rằng Hoàng thái tử có tính cách nhút nhát, không hăng hái và thiếu kỹ năng diễn thuyẽt. Trên thực thế, sau khi đánh giá về tiến bộ của Hoàng thái tử của Ogasawara được đăng tải trên báo, Nara Takeji, sĩ quan phụ tá quân sự tương lai của

     Hirohito đã viết trong nhật ký của mình về sự im lặng của Hoàng thái từ tại buổi tiệc được tổ chức vào ngày 8 tháng 5 năm 1919, một phần trong lễ trưởng thành của Hirohito

Từ khóa tìm kiếm nhiều: tin tức nhật bản

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Read Comments

Diễn biến chính trị quốc tế trước thềm sinh nhật 18 tuổi của Hirohito

     Hoàng thái tử Hirohito sắp kỷ niệm sinh nhật tuổi 18 vào mùa xuân năm 1919, thể chế quân chủ bắt đầu suy yếu dần và bị vùi dập trên mọi phương diện. Quyền lực của Nghị viện và Thủ tướng tăng lên, nhiều Đảng phái chính trị trở nên mạnh hơn. Ở nước ngoài, chế độ quân chủ cũ tồn tại qua nhiều thế kỷ đã sụp đổ chỉ qua một đêm: chế độ Romanov ở Nga, Hohenzollems ở Đức, Hapsburgs ở Đế quốc Áo – Hung và Ottomans ở Anatolia, Balkans và Trung Đông. Thể chế quân chủ cha truyền con nối dường như chưa bao giờ bất ổn, và bị môi trường quốc tế căm ghét đến như vậy. Lúc đó, phái đoàn của Nhật Bản tại Hội nghị hòa bình Paris đã nhận ra xu hướng quyền lực đối với hòa bình và dân chủ quốc tế đang lan rộng khắp châu Âu và thế giới sau chiến tranh.

Hoàng thái tử Hirohito


     Hoàng đế Đức, người thường được so sánh với Nhật hoàng Minh Trị, đã thoái vị vào đâu tháng 11 năm 1918. Sau đó không lâu, ông sống lưu vong ở Hà Lan. Khi Hội nghị hòa bình Versailles chính thức triệu tập vào ngày 18 tháng 1 năm 1919, các nước Đồng Minh ngay lập tức thành lập một ủy ban trách nhiệm để xem xét việc kết tội cựu Hoàng đế Wilhelm trước tòa án quốc tế đặc biệt về vi phạm «đạo đức quốc tế» và tính thiêng liêng của những hiệp ước. Khi hội nghị tiến hành vào năm 1919, báo chí Nhật Bản đưa tin về việc các nước Đồng Minh bác bỏ đề nghị của Nhật Bản về sựbình đẳng chủng tộc, và tranh chấp về việc Nhật Bản chiếm tỉnh Shantung (nay là tỉnh Shandong – Sơn Đông) trong thời chiến. Để tránh đe dọa đến tính bất khả xâm phạm của quốc vương, báo chí Nhật hầu như đưa tin rất ít về việc tòa án quốc tế đưa một cựu hoàng đế ra xét xử như tội phạm chiến tranh. Tuy nhiên, tại hậu trường cuộc họp, Bộ Ngoại giao cũng như trưởng phái đoàn Nhật Bản, Mikano Nobuaki và Chinda Sutemi đã lo ngại việc xét xử người đứng đầu một nhà nước sẽ ảnh hưởng đến lòng tin của người Nhật trong nước đối với quốc th thiêng liêng.

     Đây là bối cảnh hoàn toàn bất lợi đối với lễ kỷ niệm sinh nhật sắp tới của Hirohito và ba năm cuối cùng (1918-1921) trong sự nghiệp giáọ dục của ông tại trường Ogakumonjo: bên ngoài thì mất lòng tin vào những phép tắe của chủ nghĩa quân chủ; trong nước công chúng ngày càng không chú ý đến ngai vàng, những chỉ trích công khai về hệ thống chính trị và xã hội ngày càng tăng, những yêu cầu cải cách nhà nước ngày càng cấp thiết, và hình ảnh một quốc vương có khả năng cai trị trực tiếp lu mờ dân. Những phần tử ưu tú cầm quyền có những lý do hợp lý để lo ngại về sự ổn định của ngai vàng và tương lai của một Hoàng thái tử còn trẻ trong những năm tháng này.


  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Read Comments

Hirohito cố gắng, nỗ lực phấn đầu để bằng được ông nội của mình

   Chịu ảnh hưởng giữa hai luồng tư tưởng, một của Sugiura, Shiratori và một của Shimizu hoàn toàn đối lập, Hirohito cố gắng phấn đấu bằng ông nội – thần tượng của mình, người không giống chút nào về tính cách và sở thích. Hirohito cũng bắt đầu tin vào tính chất thiêng liêng của quyền lực được trao, như đã nêu rõ trong hiến pháp Minh Trị. Nhưng «thuyết cơ quan» tự do mà Minobe lập ra và được nội các sử dụng trong những năm 1920 đối với ông chỉ thuần túy học thuật, tốt để dạy trong trường học chứ không phải là học thuyết mà ông dựa vào đó để hành động. Ông cũng không hành động theo cách giải thích thần học chính thể chuyên chế.

    Trên thực tế, Hirohito không bao giờ là người hâm mộ bất kỳ học thuyết nào của chế độ dân chủ hiến pháp; hiến pháp không phải là chuẩn mực để ông đưa ra các quyết định quan trọng, vì giống với ông nội mình, ông tin mình là người đứng đầu luật pháp quốc gia. Những hạn chế thực chất trong cách cư xử của ông thừa hưởng từ tính cách của Nhật hoàng Minh Trị không ảnh hưởng đến hiến pháp và thậm chí vẫn được ông thể hiện khi hoàn cảnh ép buộc.

Hirohito


    Quá trình giáo dục Hirohito không bao giờ kết thúc. Mục tiêu cơ bản của quá trình giáo dục là làm cho ông hiểu và đánh giá bản chất những quan điểm và quyết định được đưa ra trong những tài liệu về đường lối chính sách mà chính quyền và tư lệnh tối cao đã trình ông, mặc dù dường như ông đứng ngoài quá trình đấu tranh và sự bất hòa về chính trị đuợc thể hiện trong các tài liệu đó. Một mục tiêu khác của quá trình giáo dục là phục vụ đất nước Nhật Bản – một vùng đất bất bại và thần thánh – bằngcách tạo ra hệ thống kiểm tra, cân bằng và đấu tranh với những bè phái quan liêu để đạt được sự thống nhất và đồng thuận. Hirohito sẽ thực hiện nhiệm vụ này không chỉ qua những kỹ năng thẩm vấn biện chứng và luận chứng lý thuyết, vì các nhà lãnh đạo Nhật Bản dường như không đánh giá cao kết quả tranh luận để làm rõ các vấn đề và giải quyết tranh chấp. Đúng hơn, Hirohito sẽ thực hiện nhiệm vụ đó bằng cách áp dụng những hiểu biết cụ thể về những công việc quân sự và dân sự cùng với quyền lực tối cao của mình để đạt được sự đồng thuận. Nếu ông thực hiện đúng vai trò của mình, thì toàn bộ các nhóm thuộc hệ thống cầm quyền sẽ thấm nhuần những quyết định và ý muốn của ông, điều đó tạo nên sự thống nhất trong toàn bộ hệ thống. Với sức khỏe hạn chế của Hirohito – tầm vóc gầy gò, giọng nói yếu ớt, và trí thông minh ở mức trung bình – vốn tri thức từ giáo dục là điểm tựa để liên kết ông với thực tế, giúp ông chống lại sự cường điệu hóa. Ông cũng là người không nắm bắt vấn đề qua trực giác nhưng ông sẽ tìm hiểu các vấn đề đó một cách nhanh chóng khi cần.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: văn hóa nhật

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Read Comments

Vai trò và trách nhiệm của Thiên Hoàng đối với Nhật Bản


Thiên hoàng


     Do vậy, dù Thiên hoàng có hành động trái với luật pháp của đất nước và phạm tội thì ông cũng không bị phạt, ông cũng không phải chịu trách nhiệm về những hành động của chính quyền nếu chính quyền hành động trái pháp luật, cho dù ông là người đứng đầu nhà nước. Điều duy nhất đảm bảo Thiên hoàng không được vi phạm hiến pháp là Điều 55 trong đó quy định các bộ trưởng của nhà nước chịu trách nhiệm về ý kiến tư vấn mà họ đưa ra cho hoàng đế.     Nhưng đây thật sự không phải là một bảo đảm cho việc miễn trừ trách nhiệm của Thiên hoàng, bởi vì các bộ trưởng nội các không được đựa ra ý kiến tư vấn về các quyết định liên quan đến những vấn đề chỉ huy tối cao, Thiên hoàng không phải chấp thuận ý kiến tư vấn củabộ trưởng, và không có thủ tục hoặc thể chế nào nêu rõ vấn đề trách nhiệm của Thiên hoàng theo hiến pháp.Shimizu muốn biểu lộ tư tưởng của Thiên hoàng trong thuật ngữ «bất khả xâm phạm», người có quyền lực chính trị và đạo đức cao hơn và trên cả nền quân chủ thể chế. Cũng trên phương diện đó, Shimizu ủng hộ đường lối củaHozumi Uesugi dù không thật sự tán thành nó.

     Shimizu ví von nhà nước như cơ thể một con người và Thiên hoàng là bộ não, ông nêu bật rằng «chức năng của não là lực lượng trung tâm của tổ chức». Hirohito thích phép ẩn dụ – tư tưởng là bộ não của nhà nước – và ông đã gợi lại tư tưởng đó đầu những năm 1930 khi Minobe bị tấn công và buộc phải từ chức. Đó là điều phổ biến trong tư tưởng hiến pháp của Đức cuối thế kỷ XIX, đặc biệt là tư tưởng của Georg Jellinek (1851-1911), một luật gia có ảnh hưởng mạnh mẽ với các nhà tư tưởng hiến pháp Nhật Bản. Chính Minobe đã sử dụng tư tưởng đó năm 1912 khi ông nói rằng Thiên hoàng giống như cái đầu của cơ thể con người, trừ khi Thiên hoàng không nghĩ đến bản thân mà nghĩ về đất nước. Rốt cục, chính sự phòng đoán và mơ hồ trong tư tưởng củaShimizu lại lôi cuốn Hirohito, người có cùng tư tưởng mặc dù tuyên bố sau này  của ông trái với tư tưởng đó.

Cuối cùng, khi sự kiện về Nhật hoàng Minh Trị vẫn là một phần sống động trong tiểu sử các vị thánh trong đời sống tinh thần của người dân Nhật, Shimizu đã ủng hộ Sugiura và Shiratori thần tượng hóa Nhật hoàng Minh Trị trong hình ành một quốc vương. Shimizu đã đóng góp vào câu chuyện thần thoại của Thiên hoàng Minh Trị bảng cách nhấn mạnh râng các Thiên hoàng không thể hành động tùy tiện nhưng phải thê’ hiện trước«công luận» cách chỉ đạo các công việc nhà nước của các Thiên hoàng đúng như Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện Ngũ cá Điều ngại Thệ văn. Cả ba thầy giáo đã kể những câu chuyện mang màu sắc thần kỳ rằng những phẩm chất cao quý đã làm cho Thiên hoàng đạt được sự nghiệp lớn trong việc đưa Nhật Bản thành một cường quốc, trong khi không đề cập gì đến Thiên hoàng Đại Chính. Cả ba đều muốn Hirohito phục dựng lại hình ảnh đã mất của Nhật hoàng Minh Trị mà họ đã xây dựng và thần thánh hóa bằng những cách khác nhau. Và do vậy họ nhấn mạnh quan điểm rằng Nhật Bản cần một Minh Trị mới, và Hirohito sẽ là người đảm nhận vai trò của ông nội và có tri thức ngang bảng với ông nội.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: van hoa nhat

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Read Comments

Shimizu truyền lại quan điểm của Thiên Hoàng cho Hirohito

     Trong cuộc tranh luận này, Shimizu hoàn toàn không thể làm rõ mối quan hệ giữa chế độ quân chủ và nhà nước. Học giả về hiến pháp Uesugi, học trò của Hozumi tại khoa luật của trường Đại học Hoàng gia Tokyo chorằng, Thiên hoàng là nhà nước và bất kì việc gì Thiên hoàng làm cũng như bất kỳ việc phân xử của nào Thiên hoàng cũng đều công bằng. Shimizu coi nhà nước là một đối tượng đạo đức độc lập và cho rằng Thiên hoàng môn xác định hành động vì lợi ích của mình. Nhưng Thiên hoàng và nhà nước không bao giờ mâu thuẫn do Thiên hoàng luôn suy nghĩ và hành động vì lợi ích của nhà nước. Đối với Shimizu, vấn đề về quyền ưu tiên không bao giờ nảy sinh. Về điểm này, Shimizu ủng hộ thuyết của Sugiura rằng về mặt lịch sử, Thiên hoàng luôn hành động vì lợi ích của nhà nước.

Thiên Hoàng


     Bằng cách trích dẫn tính ưu việt củathể chế quốc gia trong hiến pháp, việc mà Minobe cho rằng không cần thiết, Shimizu đưa ra những đánh giá chuẩn mực về các nhà tư tưởng bảo thủ thời kỳ tiền chiến và đâu thời kỳ hậu chiến, những người muốn bảo vệ thể chế quốc gia không bị hủy hoại vì những bất hòa trong dân chúng. Những nhà tư tưởng này lý luận rằng vào thời kỳ khủng hoảng, việc thăng chức cho những quan chức có niềm tin vững chắc vào hệ tư tưởng của Thiên hoàng quan trọng hơn nhiều so với việc phát triển thể chế chính trị. Các quan chức trung thành, thấm nhuần tư tưởng đó sẽ luôn bảo vệ thể chếquốc gia không bị lật đổ từ bên trong với điều kiện là họ được quyền kiểm soát và có tính cách mạnh mẽ.

     Shimizu chưa bao giờ đề cập đến vấn đề của Nghị viện và quyền lực củaNghị viện, hoặc vấn đề của các cơ quan ngoài hiến pháp như Hội đồng Cơ mật hoặc nguyên lão. Về bản chất, ông căm ghét nguyên tắc của chế độ đại nghị và phản đối sự hạn chế quyền lực của bất kỳ cơ quan luật pháp nào thuộc nhà nước trợ giúp Thiên hoàng. Shimizu đã truyền cho Hirohito quan điểm đối với Thiên hoàng, toàn bộ các cơ quan của nhà nước đều ngang cấp và có cùng phạm vi quyền hạn. Tùy từng trường hợp, Thiên hoàng quyết định những vấn đề được các cận thần quan tâm và ông đồng ý với họ. Nhưng không phải lúc nào ông cũng lắng nghe ý kiến của họ, cho dù ý kiến đó được tất cả tán thành hay phản đối.

     Điều có ý nghĩa đặc biệt là Shimizu không nêu rõ vấn đề miễn trừ trách nhiệm chính trị của Thiên hoàng trong những hành động của ông. Mặc dù hiến pháp Minh Trị không nêu rõ khái niệm này, nhưng nói chung các nhà bình luận đều nhất trí là, từ khi xây dựng hiến pháp, thuật ngữ «bất khả xâm phạm» trong Điều 3 («Thiên hoàng phải đuợc tôn kính và bất khả xâm phạm») đồng nghĩa với cách giải thích nói trên.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: van hoa nhat ban

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Read Comments

Shimizu Torn – thầy giáo dạy luật hiến pháp cho Hirohito

     Shimizu Torn, một giáo sư luật của trường Đại học Hoàng gia Tokyo, không nổi tiếng là học giả xuất sắc trong giới tri thức trong trường như Sugiura và Shiratori. Việc chọn Shimizu là thầy giáo dạy luật hiến pháp cho Hirohito có thể phản ánh quan điểm đơn giản của Ogasawara và các nguyên lão - những học giả hàng đầu về hiến pháp thời đó – Hozumi Yatsuka, Uesugi Shinkichi, và Minobe Tatsukichi là thầy giảng dạy cho Hoàng thái tử cũng là vấn đề gây tranh cãi.     Shimizu không thuộc trường phái nào, ông giải thích rõ ràng học thuyết về hiến pháp trong một tập sách lớn, xuất bản năm 1904. Năm 1915, Shimizu trở thành một viên chức của Bộ Nội vụ và đảm nhận nhiệm vụ của mình tại trường Ogakumonjo. Khi đó, và sau này tại triều đình, ông đã dạy cho Hirohito về hai đặc điểm nổi trội của hiến pháp Minh Trị trong đó xác định rõ giới hạn của chính quyền lập hiến. Đặc điểm thứ nhất, «thuyết Thiên hoàng cai trị trực tiếp» của Hozumi Yatsuka và Uesugi Shinkichi, khẳng định sự chuyên chế: Thiên hoàng có trách nhiệm cơ cấu tổ chức bộ máy các cơ quan nhà nước và trực tiếp thực thi quyền bổ nhiệm, sa thải các quan chức của mình. Đây là quan điểm được nhiều sĩ quan quân đội và Hải quân như Tổng tư lệnh Hải quân Togo và Thủy sư đô đốc Ogasawara ủng hộ (ngoại trừ Tướng Ugaki). Một cách giải thích khác là «thuyết cơ quan Thiên hoàng» tự do của Minobe, người đã tìm cách kiểm soát quyền lực độc đoán của Thiên hoàng bâng việc biến nội các thành cơ quan tư vấn cao nhất của riêng hoàng đế và hạn chế, kìm hãm quyền lực của các cơ quan ngoài hiến pháp cố vấn cho hoàng đế.

Minobe Tatsukichi


     Shimizu, một nhà tư tưởng vừa theo quan điểm chiết trung và quan điểm phản kháng đã né tránh cả hai quan điểm này, mặc dù các tác phẩm của ông nói chung gần gũi hơn với các tác phẩm của Hozumi so với cac tác phẩm của Minobe. Shimizu coi vấn đề chính trong giải thích hiến pháp là vị trí có chủ quyền tối cao [tochiken], mà ông đã đặt cả Thiên hoàng và nhà nước vào vị trí đó. Đối với ông, nhà nước đại diện cho «sự kết hợp bền vững của đất đai, con người và chủ quyền lãnh thổ», trong khi về mặt ý nghĩa pháp luật, đó “là một con người và vấn đề chủ quyền lãnh thổ”. Ông tiếp tục: «Tại đất nước của chúng ta, chủ quyền lãnh thổ tập trung thống nhất vào một thế lực là nhà nước và Thiên hoàng. Về điểm này, nhà nước và Thiên hoàng là một, không tách biệt thành hai mà là một thế lực thống nhất. Nói cách khác, Thiên hoàng là đối tượng của chủ quyền lãnh thổ.»

Từ khóa tìm kiếm nhiều: văn hóa nhật bản

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Read Comments

Thái độ của Shiratori trong mối quan hệ Nhật Bản – Triều Tiên

     Cuối cùng Shiratori đã xem lại những cuộc chiến tranh ở thời đại Minh Trị, giải thích với Hirohito và các bạn cùng lớp về sự kiện Đế chế hiện đại đã thẳng lợi trong quá trình tìm kiếm không ngừng «hoà bình ở phương Đông», vì lợi ích của các quốc gia khác, và hành động đối với các nước láng giềng một cách nhân từ và công bằng. Shiratori thừa nhận việc Trung Quốc chống lại sự thực dân hóa của Đài Loan sau cuộc chiến tranh năm 1894-1895, nhưng ông lại không bình luận về sự bất công liên quan đến việc mất chủ quyền của Triều Tiên, khẳng định điều xảy ra là lợi ích không chỉ đối với người Triều Tiên mà còn với «phương Đông» nói chung.

     Trong tất cả các nước trên thế giới, chỉ Đế chế của chúng ta mới có thể đảm bảo hòa bình ở phương Đông. Vì Triều Tiên là căn nguyên tại sao Đế chế của chúng ta phải chiến đấu trước đó với Trung Quốc và sau này với Nga.

Nhật Bản 1905


     Đế chế đã cố gắng giải quyết tận gốc vấn đề này. Ngay khi cuộc chiến tranh năm 1904-1905 [chống lại Nga] bắt đầu, chúng ta đã buộc Triều Tiên hứa phải nghe theo lời khuyên của chúng ta và ký kết một loại hiệp ước. Đến năm 1905, Đế chế của chúng ta đã ký một hiệp ước mới trong đó Đế chế kiểm soát vấn đề ngoại giao của Triều Tiên [ngụ ý, tước quyền ngoại giao] lập một Tổng trú sứ ở Seoul, nhiệm vụ của Tổng trú sứ là quản lý các công việc đối nội đối ngoại của Triều Tiên.

     Sau khi tước quyền ngoại giao của Triều Tiên để «bảo vệ Triều Tiên» không bị «các nước khác mạnh hơn» đe dọa, Nhật Bản đã gặp phải sự cản trở từ tòa án Triều Tiên là hành động «đã quay lưng lại với hiệp định này năm 1907». Việc này dẫn đến một hiệp định mới, qua đó Tổng trú sứ có quyền « giám sát hoạt động chính trị trong nước của Triều Tiên» và «Triều Tiên trở thành nước được chúng ta bảo hộ.»

     Tuy nhiên, hệ thống này đã chứng tò không đủ mạnh để nâng cao những thể chế của Triều Tiên và thúc đẩy hòa bình và sự thịnh vượng của dân tộc đó. Vì vậy, năm 1910, chúng ta đã ký một hiệp định khác với Triều Tiên sáp nhập vĩnh viễn nước đó. Như vậy, gốc rễ của vấn đề làm cho Đế chế lo ngại trong nhiều năm qua ở phương Đông đã được giải quyết triệt đế.

     Thái độ của Shiratori trong mối quan hệ Nhật Bản – Triều Tiên phản ánh tính tự mãn và đạo đức giả của Nhật Bản đối với quốc gia này tại thời điểm sáp nhập, ông cũng hàm ý rằng chính kế hoạch của Thiên hoàng về việc sáp nhập Triều Tiên là hợp lý nhằm thiết lập hòa bình trong khu vực và mang lại tiến bộ cho nhân dân Triều Tiên.



  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Read Comments

Khơi dậy sự quan tâm của Hirohito tới lịch sử

     Cuối thời Minh Trị, Shiratori đã kết luận bằng cách mô tả cực kỳ chi tiết ông nội của Hoàng Thái tử Hirohito, Nhật hoàng Minh Trị. Từ  thời thơ ấu, Nhật hoàng Minh Trị là đứa trẻ lanh lợi, dũng cảm nhưng lại dịu dàng, có tính kỷ luật tự giác, tiết kiệm, nhân từ, khôn ngoan, và luôn rộng luợng với người dân. Minh Trị hiểu được những lời trách móc của những nguừi tùy tùng của ông và chú ý lángnhững người đã thông tin cho ông. Hơn nữa, «Nhật hoàng rất yêu thích thể thơ waka(hoà ca) và thường ngâm thơ. Nhờ say mê sáng tác thi ca, ông có được một trái tim nhân hậu.

Hirohito


     Shiratori đã đạt được mục đích chính là nêu cho Hirohito những tấm gương về đức tính nhân từ của Thiên hoàng, giải thích được tiến trình lịch sử Nhật Bản, và khơi dậy sự quan tâm của Hirohito đối với lịch sử nói chung. Trong những năm sau này, Hirohito đã hiểu biết rõ hơn về thời đại Minh Trị khi đọc Meiji tenno-ki [Ký sự của Nhật hoàng Minh Trị], do những viên chức trong Bộ Nội vụ biên tập và hoàn tất năm 1933 nhưng được luôn giữ trong Bộ Nội vụ cho đến lễ kỷ niệm một trăm năm Thời kỳ Phục hưng của Thiên hoàng Minh Trị, năm 1968, tập đầu tiên mới được xuất bản. Thậm chí ngày nay các học giả cũng không được phép nghiên cứu các tư liệu quan trọng được viết dựa trên tài liệu đó.

     Giáo sư Mizukuri Genpachi cũng giới thiệu cho Hirohito về lịch sử phương Tây và cuốn Seiyoshikowa(các bài giảng về lịch sử phương Tây) của ông trở thành một trong những cuốn sách được Hirohito ưa thích. Hirohito say sưa đọc toàn bộ các tác phẩm lớn của Mizukuri: Napoleon jidaishi (Lịch sử triều đại Napoleon), Furansu daikakumei shỉ (Lịch sử Đại cách mạng Pháp) (1919,1920) gồm hai tập, và Sekai taisenshi(Lịch sử đại chiến thế giới) (1919) xuất hiện ngay sau cuộc cách mạng Bôn-sê- vích và sự sụp đổ của chế độ quân chủ ở khắp các nước châu Âu. Những cuốn sách này mô tả cuộc cách mạng và chiến tranh là sự đe dọa lớn nhất đối với chế độ quân chủ, và nhấn mạnh tầm quan trọng của tầng lớp trung lưu là lực lượng bảo vệ mạnh mẽ chống lại cách mạng.

     Các tác phẩm của Mizukuri đã đưa ra lời giải thích hợp lý cho Hirohito về sự sụp đổ của triều đại Romanov của Nga và triều đại Hohenzollern củavương quốc Phổ. Các tác phẩm này đã làm cho Hirohito quan tâm hơn nữa đến lịch sử và chính trị châu Âu, và nhiều tác phẩm đã giúp ông có được kiến thức rộng hơn về ngôn từ và tìm kiếm các yếu tố liên quan tổng thể trong những trường hợp đặc biệt. Mặt khác, các tác phẩm của Shiratori đẵ để lại cho Hirohito một kho chuyện kể lịch sử phong phú khi gợi đến thời kỳ thực hiện các quyết định sáng suốt. Nhưng các tác phẩm cũng hạn chế về mặt tri thức tới mức đã tạo nên sự ám ảnh của người Nhật về nguồn gốc chủng tộc, và làm cho Hirohito nghĩ các Thiên hoàng là người gây dựng nên sức mạnh dân tộc, uy tín và đế chế.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: van hoa nguoi nhat

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Read Comments

Nội dung cơ bản của 5 tập “Quốc sử” do Shiratori viết.

     Quốc sử không phân biệt rõ thần thoại và lịch sử. Quốc sử kể lại những câu chuyện thần thoại về bản tính thần thánh của Thiên hoàng trên tinh thần của sắc lệnh về Giáo dục – một văn kiện đặt Thiên hoàng là trung tâm của đời sống tinh thần dân tộc và chỉ dẫn người dân Nhật Bản tôn sùng như một vị thần. Trong «Thiên hoàng Jimmu» Shiratori tiếp tục «câu chuyện» về sự sáng lập nhà nước như đã  kể trong Nhật Bản thư ký Nihon shokư. Mặc dù Nhật Bn thư ký đã mô tả một «Jimmu» được lý tưởng hóa và hư cấu (người nối dõi trực tiếp nữ thần Amaterasu Omikami) ngoài sự kiện lịch sử, nhưng Shiratori không chỉ ra được sự khác nhau ở bất kỳ phần nào trong cuốn sách.

Amaterasu Omikami


     [Thiên hoàng Jimmu]… đã tham gia chiến đấu ở nhiều nơi, mặc dù nhiều chiến binh và các anh em trai Thiên hoàng đã hy sinh, nhưng chưa bao giờ bại trận. Mỗi lần Thiên hoàng gặp khó khăn, ông lại lấy được dũng cảm, trở nên mạnh mẽ hơn… và cùng chịu khổ với các chiến binh. Với sự che chở thần thánh của tổ tiên Thiên hoàng và sự trợ giúp của những người dân trung thành, cuối cùng ông đã đạt được mục đích cao cả của mình. Ngay sau đó ông cho xây dựng một cung điện trên vùng đất Kashiwara ở phía đông nam của núi Unebi, nơi ông cất giữ thần khí quốc gia và đăng quang Thiên hoàng.

     Shiratori tiếp tục quan sát xem liệu Jimmu có thể đạt được mục tiêu cao cả của ông vì «tình yêu nhân dân và tình cảm đối với Hoàng thất, sự trung thành và dũng cảm của nhân dân, sự bền trí khi gặp khó khăn cùng với sự hợp tác và trợ giúp giữa Thiên hoàng và nhân dân». Sau khi lên ngôi Thiên hoàng, Jimmu ban thưởng cho những người có công bằng cách bổ nhiệm họ vào vị trí cai quản các địa phương, «và ông cũng đối xử như vậy với nhân dân với tình thương bao la».

     Shiratori viết «lịch sử dân tộc» của mình để hòa hợp với «hệ thống Thiên hoàng» hiện đại, mà trong đó ông là một nô bộc trung thành.Ông không áp dụng các kỹ năng viết chủ yếu về nguồn gốc thần kỳ của Nhật Bản hoặc cũng không quả quyết rằng các câu chuyện cổ liên quan đến các sự kiện chưa bao giờ xảy ra nên đã hư cấu thành thần thoại ngoài thực tế. Cuốn sách của ông giúp hình thành sự sáng tạo về tôn giáo của Thiên hoàng ở từng đoạn, giống như các bài giảng về đạo đức của Sugiura. Chúng ta không thể biết Shiratori đã truyền đạt điều gì cho Hirohito trong các cuộc thào luận nhưng chắc chán ông đã không giải thích được rõ ràng hơn về khái niệm thần thánh cho đến tận sau này.

     Từng chương trong toàn bộ năm tập của Quốc sử, từ Thiên hoàng Jimmu trở đi, (như nhà sử học Tokoro Isao ghi lại) đều được đặt theo tên của một vị Thiên hoàng. Khi viết thể loại truyện kể, Shiratori đã mô tả chiếc gương và thanh kiếm thần được cất giữ một cách trân trọng tại đền Ise và Atsuta, Hoàng thất bắt những người cai quản địa phương phải nộp lại các đồ vật thần thánh của họ – chiếc gương, chuỗi hạt và thanh kiếm từng là biểu tượng cho quyền lực của họ và «những thần khí» này trở thành biểu tượng luật pháp của Hoàng gia.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: văn hóa người nhật

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Read Comments

Shiratori – người giúp hình thành nền tảng tri thức quan trọng của Hirohito

      Một người khác có ảnh hưởng đến cuộc sống của Hirohito khi còn trẻ là Shiratori Kurakichi, người đã giúp ông hiểu được lịch sử của Nhật Bản và phương Tây. Shiratori từng học tại Đức. Năm 1909 ông có một bài viết trong tạp chí Toyo jiho(Tạp chí Phương Đông) vạch trần luận thuyết Khổng Tử của những nhà hiền triết Trung Quốc là Yao, Shun và Yu, qua đó nêu bật tính phi lý của văn hóa truyền thống Trung Quốc.

Hirohito


      Thái độ của ông đối với Trung Quốc có thế được hiểu là sự kết hợp giữa cách tư duy «Thoát Á luận» nóng vội (cùng với nhà giáo dục nổi danh thời Minh Trị là Fukuzawa Yukichi) và thái độ coi khinh người khác xuất phát từ thế hệ của ông sau Chiến tranh Trung – Nhật. Một sử gia tự do, thực chứng về truyền thống của nước Đức thế kỷ XIX là Leopold von Ranke, và một chuyên gia nổi tiếng về lịch sử châu Á và phương Tây là Shiratori,  50 tuổi, một quan chức của triều đình và phụ trách các công việc chung của trường đồng thời giảng dạy lịch sử tại trường Ogakumonjo.

       Để dạy Hoàng thái tử và năm người bạn cùng lớp của ông, Shiratori đã viết «lịch sử đất nước» gồm năm tập, đặt tiêu đề đơn giản là Quốc sử (Kokushi). Chương đầu của tập một cuốn Quốc sử,«Giới thiệu chung» đề cập đến nguồn gốc chủng tộc của người Nhật Bản và mở đâu bằng cách nêu lên những quan điểm cơ bản của ông về hệ tư tưởng quốc gia:

       Hoàng thất đã hợp nhất đất đai và con người tạo ra đế chế. Hoàng thất không chi cai trị với tư cách là người đứng đầu nhà nước, mà Hoàng thất còn hòa hợp với người dân và trở thành người đứng đâu tôn giáo của họ.

       Do cảm giác thân thuộc gắn bó giữa vua và thần dân, Hoàng thất có thế tạo ra nền tảng cực kỳ vững chắc cho nhà nước. Tuy nhiên, chi khi Hoàng thất là dòng dõi của những Thiên hoàng kế vị truyền đời và lâu bền trong các thời đại; thì người dân, từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ cha đến con, cũng kế tục cho đến tận ngày nay. Và chưa từng có sự thay đổi nào về chủng tộc.

      Do vậy, chúng ta, những thế hệ sau của người dân, những người đã giúp người sáng lập ở thời kỳ tạo ra nhà nước, thực hiện nguyện vọng của tổ tiên và trở thành những người dân trung thành mãi mãi. Những Thiên hoàng kế vị đều yêu quý người dân trung thành với tổ tiên mình và luôn tin tưởng vào sự hợp tác của người dần trong việc thực hiện những kế hoạch lớn. Đây quả thực là điều cốt lõi của cuốn Quốc sử… Thật không sai… khi nói rằng chúng ta là một chủng tộc đông nhất từ thời xa xưa.

       Bài phát biểu rất rõ ràng của Shiratori về hệ tư tưởng quốc gia được mở đầu bằng tính chất đặc biệt của «chủng tộc» Nhật Bản và kết thúc với chủ đề về sự đồng nhất của chủng tộc đó. Đoạn giữa của bài phát biếu phân tích sâu về nguồn gốc thần thoại và thần thánh. Bài phát biểu nhấn mạnh dòng dõi kế vị Thiên hoàng liên tục từ «nữ sáng lập» là thần thánh, ám chỉ rằng Nhật Bản đang dưới sự kiểm soát liên tục của con vua cháu chúa. Tính duy nhất của tổ chức nhà nước là mối liên hệ khó tả giữa Hòang thất và người dân. Người dân Nhật Bản đã, đang và sẽ tiếp tục «trung thành mãi mãi,», luôn phục vụ các vị Thiên hoàng kế vị «trong việc thực hiện các kế hoạch lớn của họ».

       Shiratori đã gieo vào tâm tri của Hirohito những tư tưởng rất đồng nhất với tư tưởng «chính sách quốc gia» được dạy tại hệ thống trường công kể từ thời Nhật hoàng Minh Trị, vào đầu những năm 1880. Và chính ông đã chỉ ra rằng giảng dạy lịch sử cần được mở đầu bằng cách nêu lên ý nghĩa của sự sáng lập thần thoại. Bằng cách nêu bật khái niệm về nguồn gốc thần thánh của dòng dõi Thiên hoàng, và liên kết khái niệm đó với tính thần thoại về sự tự tôn dân tộc và đồng nhất chủng tộc của Nhật Bản, Shiratori phản đối bất kỳ cuộc tranh luận nào dù là khách quan về lịch sử Nhật Bản. Hai yếu tố quan trọng trong hệ tư tưởng của Thiên hoàng trước chiến tranh này đã góp phần hình thành nền tảng tri thức quan trọng của Hirohito.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: tin tuc nhat ban

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Read Comments

Bài học phân biệt chủng tộc ảnh hướng như thế nào tới Hirohito?

     Xét trên phương diện như vậy, lịch sử thế giới là lịch sử của sự ganh đua và bất đồng giữa chủng tộc da trắng và da vàng… Người da trắng lên án hiểm họa của người da vàng còn chúng ta thì tức giận về hiểm họa của người da trắng.

    Trái ngược với từ ngữ về xung đột sắc tộc là những từ ngữ về hòa hợp sắc tộc. Sugiura tiếp tục trong các bài giảng củaông về «Chủng tộc » rằng «những ý tưởng của nhân loại có thể thực hiện được,» nếu các chủng tộc khác nhau trên thế giới hợp tác với nhau và thúc đẩy nền văn minh. Nhưng thật đáng tiếc:

    Người châu Âu và người châu Mỹ… có xu hướng coi thường chủng tộc da vàng với những định kiến. Tôi nghĩ thật khó có thể xóa bỏ định kiến về chủng tộc. Hãy nhìn vào đất nước của chúng ta, sự bình đằng của con người là nguyên tắc của chúng ta kể từ khi khôi phục các quy tắc Hoàng gia. Nhưng thậm chí đến ngày nay vẫn có khuynh hướng coi thường giai cấp hạ tiện là eta và hinin mặc dù các nhóm có cấp bậc theo cha truyền con nối của các thời đại trước đó… Bất kể liệu chúng ta có thể đạt được vị thế của chúng ta đế xóa bỏ sự phân biệt chủng tộc, thì điều quan trọng nhất là phải cương quyết duy trì các nguyên tắc riêng của chúng ta. Nếu chúng ta áp dụng sự rộng lượng và công bằng vào thực tiễn, thì người châu Âu và châu Mỹ không thể giúp đỡ chúng ta nhưng họ lại thán phục chúng ta. Nếu chúng ta có thế làm được điều đó, chúng ta sẽ không phải lo lắng việc xóa bỏ định kiến về chủng tộc.

    Những bài học đạo đức như vậy tình cờ làm cho Hirohito đặt ra các câu hỏi về bổn phận của ông khi là một vị vua nhân từ.

Hirohito


    Các bài giảng của Sugiura nâng cao tư tưởng của Hoàng thất dựa trên đạo Khổng và chủ nghĩa bá quyền Nhật Bản. Những nhà tư tưởng nước ngoài bị tố cáo đã nói về chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa xã hội; và khuyến khích quan điểm xã hội truyền thống theo học thuyết Darwin về các mối quan hệ quốc tế trong cuộc xung đột giữa chủng tộc da trắng, đứng đầu là người châu Âu và châu Mỹ, và chủng tộc da vàng, đứng đầu là Nhật Bản. Về cơ bản, Sugiura dạy rằng uy tín của Thiên hoàng có được là do sự dạy dỗ của tổ tiên, trở lại thời kỳ ông tổ thần thánh của dòng họ Thiên hoàng. Quan điểm này liên quan đến chủ nghĩa bành trướng Nhật Bản, cũng như sự phân biệt các đại từ chi ngôi chúng tôi – họ trong «các mối quan hệ chủng tộc» và quan điểm về nước Nhật Bản – và tinh thần Nhật Bản – cao siêu hơn ở các nước phương Tây và những gì tồn tại ở phương Tây. Có người cho rằng Thiên hoàng đặt gánh nặng lên vai người dân là lẽ đương nhiên bởi vì người dân sống không có cách nào khác là phải hy sinh vì Thiên hoàng.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: tin tức nhật bản

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Read Comments

Bài học đạo đức khác biệt của Sugiura

     «Yêu thích học hỏi,» «hệ thống miếu hiệu» «sự phản kháng,» «phương sách», «lòng trung thành,» và «thông minh» là những chủ đề khác trong chương trình giảng dạy của Sugiura. Trong những bài học đạo đức, ông chủ yếu tán dương những Thiên hoàng trước đây được mô tả trong lịch sử triều đại Nhật Bản thế kỷ VIII như Cổ Sự ký (Kọịikỉ) và Nhật Bản thư kỷ (Nihon Shoki) được viết bằng tiếng Trung Quốc. Trong một bài giảng của Sugiura có tiêu đề «Hoa Anh Đào bừng nở» Hirohito được định hướng rằng người dân Nhật Bản giống như hoa anh đào rơi rụng: «Khi đất nước lâm nguy, nhân dân xông lên không quản hy sinh tính mạng». Và trong «Nhà Khoa học» Hirohito học được:

Hirohito


     «Trong các thời kỳ chiến tranh, nhà khoa học đã chuẩn bị đây đủ pháo binh, máy bay và tàu chiến, cùng với phương tiện hiện đại khác. Nếu các phương tiện trên được sử dụng cùng với tinh thần trung thành, dũng cảm và công bâng thì điều đâu tiên, chúng ta cố thế nói rằng việc chuẩn bị cho cuộc chiến đã hoàn tất. Với sự chuẩn bị như vậy, chúng ta có thểtự hào tuyên bố rằng chúng ta không có kẻ thù trên thế giới. Đây là ý nghĩa của Điều 5 trong Ngũ cá Điều ngại Thệ văn.

     Năm 1919, khi vấn đề phân biệt chủng tộc trở thành chủ đề chính tại Hội nghị hòa bình Paris và Bộ Ngoại giao Nhật Bản lên án sự phân biệt chủng tộc đối với người dân Nhật Bản ở các nước, Sugiura đã nhấn mạnhthái độ thù địch đang tồn tại giữa «Chùng tộc da trắng» (người da trắng) và «người Mông Cổ» (người da vàng), là hai chủng tộc nói chung không thể phân biệt được nếu không xét đến quốc tịch. Đối với ông, đây chi là hai (trong số «bảy») nhóm chùng tộc thông thường «tạo nên những nhà nước hùng mạnh và có nền văn minh tiên tiến».25 Lịch sửvề sự tiến bộ của châu Âu tại châu Á từ thời Vasco da Gama ở cuối thế kỷ XV cho đến tận Chiến tranh Thế giới I được thể hiện như sau:

     Chủng tộc da trắng cố gắng chế ngự chủng tộc da vàng. Nước Xiêm là một nước độc lập trên danh nghĩa nhưng rõ ràng không có quyền lực thật sự.

     Mặc dù Trung Quốc là một nước lớn, trải qua nhiều năm tranh chấp nội bộ, người Trung Quốc không có sức mạnh để thống nhất thành một nhà nước, và do vậy hoàn toàn không có khả năng cạnh tranh với lực lượng da trâng.

     Tại Viễn Đông, riêng Đế chế Nhật Bản có thể ngăn chặn sự xâm lược của phương Tây vào phương Đông.

     Ngoài ra, người Mỹ cũng đã… chấp thuận chủ nghĩa đế quốc và đang dân mờ rộng quyền lực của mình vào Thái Bình Dương. Người Mỹ đã chiếm được Hawaii, Phillippines và đang cố gắng mở rộng quyền thương mại của họ ở Trung Quốc và Mãn Châu.


  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Read Comments

Hirohito có thái độ thực tế hơn người thầy Sugiura

     Trong số các nhà lãnh đạo nước ngoài mà cách sống của họ, theo Sugiura cảm nhận, thể hiện những bài học tích cực cho Hirohito, thì Nhật hoàng Minh Trị thường hay được so sánh với hai người. Trong suốt năm năm đâu sau khi Nhật hoàng Minh Trị qua đời, các nhà báo và viên chức thường tôn vinh các thành tựu của Nhật hoàng Minh Trị ngang với Nga Hoàng thế kỷ XVII là Peter Đại đế và Hoàng đế Wilhelm II của Đức.

Hirohito


     Trong các bài thuyết trình của ông về Peter năm 1917, Sugiura đã giải thích rằng Nga Hoàng Peter ra nước ngoài khi mới 25 tuổi để nghiên cứu công nghệ và trở về nước đặt nên móng cho Đế chế Nga hiện đại. Nhưng những người kế vị ông lại không vun đắp nền tàng ông đã xây dụng, vì vậy đã góp phần vào sự nổi dậy ở Nga.20 Khi thuyết trình về Hoàng đế Wilhelm II của Đức, Sugiura đã coi vị Hoàng đế khiếm khuyết và phân biệt chủng tộc này là một người vĩ đại, người không thiếu những cận thần có năng lực, và cũng tán dương số phận may mắn của Nhật hoàng vì được vây quanh bởi nhiều cận thần xuất sắc.

     Mặt khác, ông đã mô tả nhà tư tưởng Pháp thế kỳ XVIII Jean-Jacques Rousseau là một nhân vật vất vưởng, bê tha, người không có công việc ổnđịnh và không đáng ca ngợi. Các học thuyết của Rousseau «đã dẫn đến việc nguyền rủa nhà nước và chính quyền», ông kết luận, Nhật Bản có thể tránh «thuyết độc hại còn tồn lại của tư tưởng tự do châu Âu» với điều kiện là các nhà lãnh đạo Nhật Bản «chứng tỏ sự nhân từ đối với nhân dân, nhân dân bày tỏ lòng trung thành với những người cai trị họ, và mọi người biết vị trí của mình khi phân công nhiệm vụ.»

     Hiohito chưa bao giờ từ bỏ sự ca ngợi lòng nhân từ và trung thành đối với cấp trên, và địa vị thích hợp của mình. Tuy nhiên, thái độ của ông đối với các tư tưởng nước ngoài mới thực tế hơn tư tưởng của Sugiura. Đối với ông, bất kỳ hệ thống tưtưởng của Tây Âu đều chấp nhận được nếu hệ thống tư tưởng đó được sử dụng để thúc đẩy thành tựu độc lập và sức mạnh quốc gia. Giá trị tuyệt đối duy nhất là nhà nước, cho dù trong thời điểm phản kháng hay thời điếm của hành vi nhận thức tự do, mà ông học từ dầu những năm 20 tuổi để kế vị ngai vàng.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: văn hóa nhật

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Read Comments

Mười hai bài giảng mở đầu của Sugiura cho Hirohito

    Tóm tắt lại mười hai bài giảng mở đầu của Sugiura cho Hirohito và các học sinh trong năm đầu, và những điểm nổi bật trong các bài giảng sau của ông được Nezu Masashi, người viết sử thời kỳ đầu của Hirohito, nêu rõ:

Lễ phục Hoàng gia


    Những bài giảng là về Lễ phục Hoàng gia, cờ hình mặt trời mọc, đất nước, quân đội, ngôi Vua, lúa gạo, thanh kiếm, đồng hồ, nước, núi Phú Sỹ, võ Sumo và những chiếc gương. Chi trong năm thứ hai của khóa học dân tộc học, Sugiura đã thật sự làm cho họ hiểu được về những vấn đề trừu tượng như lòng nhân từ, sự ngay thẳng, sửa chữa những việc làm sai, lòng trung thành, sự công bâng và chính trực, cũng như các chủ đê cụ thể như việc lên ngôi Thiên hoàng, nhân vật Uesugi Kenshin (Thượng Sam Khiêm Tín) [một chiến binh samurai cuối thế kỷ XVI] – một võ sĩ lang thang bốn mươi bảy tuổi của vùng Ako [câu chuyện kinh điển về mối hận thù truyền kiếp của giai cấp phong kiến, và Togukawa Mitsukuni [một nhân vật tiêu biểu về lòng trung thành tuyệt đối với Thiên hoàng và chủ nghĩa dân tộc Thần đạo]. Trong năm thứ ba, ông đã giảng giải về George Washington, Columbus, thuyết dân số của Malthus, Peter Đại đế và J. J. Rousseau, và trong năm thứ tư ông đã chọn Kaiser Wilhelm II và Muhammad. Tất cả chi có ba mươi nhân vật nước ngoài tiêu biếu. Phần lớn các chủ đề của ông nói về sự truyền đạt kiến thức Khổng Tử và lịch sử các Thiên hoàng của Nhật Bản. Sugiura đã thuyết trình bốn lân về sắc lệnh Boshin [năm 1908], nămlần về sắc lệnh đốivới Quân dân [năm 1882] và mười một lân sâc lệnh về Giáo dục [năm 1890]. Nhưng ôngthuyết trình một Tân về hiến pháp Minh Trị – biểu hiện việc ông đánh giá khá thấp hiến pháp đó.

    Trong các bài thuyết trình, Sugiura có xu hướng hạ thấp các kiến thức khoa học mà Hirohito đang khám phá bâng cách tán dương chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa bành trướng của Nhật Bản. Ông nói về loài hoa cúc – biểu tượng cho ấn tín Hoàng gia – và kết luận ràng «Chúng ta gọi các cường quốc châu Âu là các nước văn minh tiến bộ… [Tuy nhiên] chi khi chúng ta có thể nói ràng hoa cúc là loài hoa nổi bật nhất thì Nhật Bản lại không hề nối trội cả về sức mạnh dân tộc lẫn nền văn minh.» Ông cũng cố gắng truyền đạt ý thức cạnh tranh giữa các chủng tộc: «Các quốc gia châu Âu và Hoa Kỳ có cùng chủng tộc, chủng tộc người A-ri-an’… Đế chế Nhật Bản của chúng ta phải biết đương đâu với các tộc người A-ri-an bằng chính sức mạnh của chúng ta trong tương lai». Hirohito chưa bao giờ có cảm tình riêng với Sugiura như với Hattori. Nhưng ông cũng chưa bao giờ tách khỏi quan điểm của thuyết Tân Tiến Hóa về trật tự quốc tế của Sugiura. Hirohito cũng không từ bỏ khái niệm của Sugiura, rằng chất lượng đạo đức và tình thần vượt trội quyết định cơ bản kết quả của cuộc xung đột.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: van hoa nhat

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Read Comments

Hirohito tổ chức lễ tuyên thệ

    Việc tổ chức lễ tuyên thệ đãđánh dấu bước đâu việc thiết lập quyền độc lập trong «di chúc của Thiên hoàng». Sau này Hirohito khẳng định rằng Ngũ cá Điều ngại Thệ văn là một văn kiện phi lịch sử và tồn tại mãi với thời gian – một «Đại Hiến chương Magna Carta» của chủ nghĩa tự do Nhật Bản – ngoài ra ông dành hai thập kỷ đâu tiên sau khi lên ngôi để cố gắng thực hiện «di chúc của Thiên hoàng».

Hirohito


    Sác lệnh về Giáo dục (bao gồm những hiểu biết đặc biệt mà Sugiura đã thể hiện trong những ngôn từ chính) cũng gây ấn tượng sâu sắc với Hirohito. Bài giảng đâu tiên của Sugiura về sác lệnh giáo dục tập trung vào thuật ngữ koso koso, xuất hiện nhiều lân trong tài liệu này, để xác định rõ thuật ngữ đó sẽ được giải nghĩa như thế nào.13 «Koso koso»,ông tuyên bố, «ám chi tổ tiên của Thiên hoàng và đất nước Nhật Bản. Khi tổ tiên sáng lập ra đất nước này, thì đất nước tồn tại vĩnh cửu cùng với đất trời». Sugiura tiếp tục quan sát xem các Thiên hoàng kế nhiệm qua các triều đại tìm cách thực thi «những công việc còn chưa được hoàn thành của tổ tiên Thiên hoàng» như thế nào. Bởi vì Sugiura tin vào ưu điểm về mặt đạo đức của ngai vàng Nhật Bản, các bài giảng tiếp theo của ông về sắc lệnh giáo dục không tránh khỏi việc đề cao nền quân chủ Nhật Bàn theo hướng không có lợi cho các nước khác.

    Do vậy, Sugiura đã dạy rằng ở nước ngoài, mối quan hệ giữa người cai trị và bị cai trị được xác định bâng quyền lực và giới hạn phục tùng, trái lại ở Nhật, Thiên hoàng cai trị nhân dân không bâng quyền lực. Sự nhân từ của Thiên hoàng đã ăn sâu vào đầu óc nhân dân đến nỗi mối quan hệ giữa người có quyền tối cao và người dân trở nên bền vững. Do vậy, nhân dân vui vẻ phục tùng Thiên hoàng. Người ta vẫn hoài nghi khả năng Hirohito đã từng chấp thuận khái niệm về sự cai trị «không quyền lực» của Sugiura. Nhưng tư tưởng: Thiên hoàng là hiện thân của lòng nhân từ vô cùng hấp dẫn Hirohito, và ông càng chọn hành động với tư cách người đứng đầu quân đội, thì phương cách này càng trở nên hấp dẫn cho ông. Sugiura không chi làm nhiễm ý thức đạo đức trong nền quân chủ tương lai, mà ông còn làm tăng sự bất hòa và thất vọng.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: van hoa nhat ban

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Read Comments