Hirohito trở thành biểu tượng của sự thống nhất dân tộc

      Sau thất bại trọng Chiến tranh Thế giới II, cuộc đời của Hirohitọ bước sang một trang mới. Những ưu tiên trước mắt ông khi đó được chuyển sang việc bảo vệ ngai vàng và tránh khỏi bị kết tội là tội phạm chiến tranh.  Trong giai đoạn này, ông tỏ ra là người lão luyện trong nhượng hộ các vẩn đề chính trị với người Mỹ, điều mà ông đã từng làm với các tướng lĩnh và sĩ quan cao cấp Hải quân của mình. Những thay đổi do người Mỹ áp đặt phá huỷ mối quan hệ ba bên vững chắc giữa nền quân chủ tồn tại tương đối độc lập, chính phủ (đứng đầu là nội các) và nhân dân Nhật Bản. Bị tước mất quyền lực tối cao, Hirohito bị buộc phải trở thành «biểu tượng» của sự thống nhất dân tộc. Tuy nhiên, mặc dù đóng vai trò như một “ông vua bù nhìn” theo hiến pháp mới, ông vẫn tiếp tục hành động như một người tự chủ trước xu thế dân chủ, và âm thầm vận động nhằm đưa Nhật Bàn quay trở lại vị trí cân bằng về hệ thống quyền lực chống lại Liên bang Xô Viết, dưới sự lãnh đạo hăng hái của Mỹ.

Hirohito


      Vào thời điểm chấm dứt quá trình chiếm đóng của Mỹ tại Nhật Bản năm 1952, chế độ quân chủ Nhật Bản quay trở về trạng thái như thời tiền cận đại, gần như không có quyền lực, có hình thức tổ chức kín đáo, bị tước bỏ tất cả các vai trò liên quan đến quân đội và ban hành luật pháp và một lần nữa bị gạt ra bên lề đời sống xã hội. Lần đầu tiên kể từ khi trưởng thành, vai trò chính trị thực tế của Hirohito xảy ra đồng thời với việc ông nhận thức được về vai trò bù nhìn của mình. Tuy nhiên, việc quay trở lại nắm quyền của những người đứng đầu bảo thủ, những người trước đây từng bị thanh trừng, đã đem đến cho Hirohito hy vọng khôi phục lại phần nào quyền lực đã mất trong quá trình xây dựng lại phạm vi hoạt động cho cuộc đấu tranh chính trị không thành công kéo dài gần một thập kỷ. Sau đó, bản thân chế độ quân chủ đã trải qua thời kỳ suy tàn hơn, nhưng không phải vì những vấn đề về đạo đức và chính trị có nguyên nhân từ việc Hirohito tiếp tục nắm giữ ngai vàng hay là việc người dân Nhật Bản không nghi ngờ sự ủng hộ của họ đối với ông.

      Lịch sử nền quân chủ Chiêu Hòa và hệ tư tưởng biện minh cho nó đến tận năm 1945 gắn liền với lịch sử của chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa phát xít Nhật; sau đó nó lại gắn nỗ lực của những người cầm quyền nhầm thay đổi những cải cách đã được thực hiện trong thời gian Nhật bị chiếm đóng) cản trở chủ nghĩa hòa bình của Nhật Bản và khôi phục lại thuộc tính cùa một cường quốc. Nửa đầu cuộc đời của Hirohito, cũng giống như ông nội mình – Nhật hoàng Minh Trị, đã phản ánh xu hướng quyền lực quân sự trong mọi chính thể, nhằm mở rộng vị thế khi các thể chế dân chủ không tồn tại hoặc hoạt động không đúng chức năng, tiếng nói của dân thường bị gạt ra khỏi các vấn đề chính trị quốc gia, và sự kiềm chế về mặt thể chế chống lại sự phát triển cùa chủ nghĩa quân phiệt chi là quyền lực giám sát của một vị thủ tướng dễ dai hoặc chiều theo ý của người khác. Những bài học rát ratừphầncònlại của cuộc đời ông, khi ông bị lấy đi quyền lực của thần thánh và bị tước mất các quyền lực về mặt hiến pháp không được rõ nét bằng. Hirohito và những cận thần của mình đã tham gia quá trình dàn dựng các phiên tòa xét xử tội ác chiến tranh tại Tokyo, và sau đó là việc trở thành Đồng Minh quân sự với Mỹ. Cách thức mà ông và chế độ quân chủ Nhật Bản đã tiến hành trong và sau khi Nhật Bản bị chiếm đóng cũng hé lộ cho chúng ta quyền lực của ngai vàng đã giúp chế ngự tinh thần giải phóng của người dân Nhật Bần và làm giảm ý thức về quyền lực của họ như thế nào.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: văn hóa người nhật

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Read Comments