Con đường học hành của Hirohito

    Những thầy giáo của Hirohito quan tâm và chú ý nhiều đến khía cạnh giáo dục quân sự cho ông là muốn dạy ông rằng Hoàng gia có mối quan hệ sâu sắc với quân sự hơn bất kỳ thể chế quốc gia nào. Hơn nữa, việc đào tạo Hirohito theo chế độ quân chủ không có gì khác ngoài mục đích xã hội hóa chiến tranh, đồng thời chuẩn bị cho ông tham gia vào việc cai trị và các công việc liên quan đến việc giáo dục cũng như các vấn đề quốc tế. «Việc giáo dục Thiên hoàng» (teioguku) được tiến hành trong một lớp học chính thức do các nhà giáo và chuyên gia từ Đại học Hoàng gia Tokyo và Học tập viện giảng dạy.

Hirohito


    Lý do đằng sau là hiến pháp thời Minh Trị đã trao cho Thiên hoàng nhiều quyền dân sự với tầm quan trọng như quyền quân sự, và Thiên hoàng phải được dạy cách thực thi các quyền đó. Nếu hiến pháp Minh Trị tạo ra một «chế độ dân chủ hiến pháp» hơn là một thứ gì đó gần gũi với chế độ chuyên quyền, thì không cần chú trọng đến giáo dục Thiên hoàng, và Thiên hoàng có thể vẫn được giáo dục không tốt như bất kỳ vua hoặc Hoàng hậu nào của nước Anh.

    Nhiệm vụ «giáo dục Thiên hoàng» theo và không theo tôn giáo là hệ tư tưởng chính thức được dạy ở các trường để chống lại tư tưởng dân chủ. Tư tưởng chính trị thần quyền kết hợp nghi thức tôn giáo và chính quyền tôn giáo (saisei itchi), đã tuyên truyền tầm quan trọng của tôn giáo đến các hoạt động của nhà nước trong suốt thời kỳ Phục hưng, yêu cầu Thiên hoàng phải được đào tạo để thực hiện các nghi lễ. Từ thời kỳ Phục hưng, quan điểm cốt lõi trong việc giáo dục Thiên hoàng là Nhật hoàng phải là «một nhà lãnh đạo chính trị có uy tín, luôn đi dầu và thúc đẩy quá trình văn minh khai hóa.» Nếu Thiên hoàng tiếp tục theo xu hướng hiện đại hóa và phương Tây hóa, thì Thiên hoàng phải được học nhiều môn học thực tiên cũng như cách tư duy về chính trị, xã hội, và kinh tế. Sựkiện nổi bật nhất theo quan điểm trên là năm Hirohito 17 tuổi, ông được nuôi dưỡng trong một môi trường hoàn toàn biệt lập với cuộc sống bình thường của người dân Nhật và thậm chí, ông không được phép tự do tiếp xúc với báo chí.

    Ngày 4 tháng 5 năm 1914, ông bắt đâu sự nghiệp học hành và đến cuối tháng 2 năm 1921 ông tốt nghiệp khi còn hai tháng nữa là tròn 21 tuổi, và một vài tuần trước khi trường học đóng cửa vĩnh viễn. Hirohito được dạy tất cả các môn học được coi là có ích đối với việc giáo dục một vị Thiên hoàng tương lai tại thời điếm đó:4 toán học, vật lý học, kinh tế học và luật học, tiếng Pháp (tại thời điểm đó tiếng Pháp còn là ngôn ngữ ngoại giao), tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật, nghệ thuật viết chữ đẹp, dân tộc học và lịch sử học. Chính vì vậy, môn lịch sử đã trở thành một trong những bộ môn được Hirohito yêu thích.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: tin tức nhật bản

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Read Comments