Hirohito là một người gần gũi với thiên nhiên
Khi còn nhỏ tuổi, Hirohito rất gần gũi với thiên nhiên. Trong thời gian học tại Học tập viện, dưới sự hướng dẫn của một viên thị thần ham mê sưu tập sò biển và côn trùng, Hirohito đã quan tâm đến thế giới tự nhiên. Năm 1913, khi 12 tuổi, ông đã viết một cuốn sách về các loại côn trùng, bướm và ve sầu để minh họa cho mối quan hệ cộng sinh giữa cây cối và côn trùng. Đó là bước khởi đâu cho sự phát triển khả năng đánh giá vật thể một cách nghiêm túc và dụa trên lý lẽ.
Từ năm 1914 đến 1919, khi Hirohito đang học trung học, Giáo sư Hattori Hirotaro là giáo viên môn lịch sử tự nhiên và vật lý của ông. Hattori đã hoạt động trong lĩnh vực khoa học hơn 30 năm, ông đã nuôi dưỡng sự đam mê côn trùng thời thơ ấu của Hirohito và giúp ông phát huy sự say mê mãnh liệt, bền bỉ đối với sinh học biển. Dưới sự hướng dẫn của Hattori, Hirohito đã đọc thuyết tiến hóa của Darwin, được dịch bởi nhà văn nổi tiếng Oka Asajiro, người đã có cuốn sách Shinkaron koiva(Các bài giảng về tiên hóa) xuất bản năm 1904. ông có thể cũng đã đọc bản dịch tiếng Nhật cuốn Nguồn gốc các loài của Darwin. Khoảng năm 1927 ông bị ảnh hưởng một phần tư tưởng Darwin để rồi bị ảnh hưởng tư tưởng của Abraham Lincoln và Napoleon Bonaparte.
Tháng 9 năm 1925, trong năm thứ tư là nhiếp chính vương, Hirohito đã lập một phòng thí nghiệm sinh học nhỏ, được trang bị đây đủ thiết bị tại cung điện Akasaka. Ba năm sau, vào năm thứ hai trị vì của mình, ông cho xây đựng Học viện Nghiên cứu Sinh vật học Hoàng gia trong vườn Fukiage, bao gồm một nhà kính và hai phòng thí nghiệm lớn với các phòng đựng mẫu vật thí nghiệm và thư viện. Hattori đã cộng tác với phòng thí nghiệm này và giảng giải cho Thiên hoàng về khoa học cơ bản mỗi tuần một lần trong bốn năm tiếp theo. Cho tới năm 1944, Hattori và các cộng sự khác đã cùng Hirohito đến các phòng nghiên cứu biển riêng của ông tại Hayama ba đến bốn lần mỗi năm. Ở đó, họ sử dụng hai con thuyền và một chiếc tàu đánh cá lớn đã được tu sửa để đánh bắt các sinh vật biển. Nhiều năm sau, Hattori đã biên tập cuốn Sagamiwan sango erarui zufu (Sách ảnh các mẫu sinh vật biển tại Vịnh Sagami) trong khi Sanada Hiroo và Kato Shiro đảm nhiệm phần vẽ tranh minh họa, Baba Kikutaro viết lời bình. Cơ quan Phụ trách Hoàng gia là cơ quan nắm giữ bản quyền của cuốn sách, được cho là công trình nghiên cứu của Hirohito. Tuy nhiên, không thấy tên của ông xuất hiện trong bất cứ phần nào của cuốn sách, điều này đặt ra một câu hỏi: Thật sự Thiên hoàng đã có những đóng góp gì trong nghiên cứu này?
Đọc thêm tại : http://timhieunhatban24h.blogspot.com/2015/06/hirohito-uoc-chu-trong-trong-giao-duc.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
văn hóa người nhật