Những chuẩn mực đạo đức của đạo Khổng

      Năm 1890, Nhật hoàng Minh Trị ban hành sắc lệnh về Giáo dục mà không cần bất kỳ bộ trưởng nào tiếp ký. Sắc lệnh Giáo dục được bắt đầu bằng câu «Kiến thức của bạn, mối quan tâm của chúng tôi», sử dụng một thuật ngữ mới shinmin bằng cách ghép các từ lại với nhau để biểu thị cho «sự trung thành – quan chức – trực tiếp – phụ thuộc – vào – Thiên hoàng và nhân dân – những người – phục tùng – tuân theo – thứ bậc của mình.».      Tiếp đó, văn bản tiếp tục với những chuẩn mực đạo đức của đạo Khổng trong các mối quan hệ của con người, đứng đầu là lòng trung thành đối với tổ quốc, và ghi thêm rằng «trong trường hợp khẩn cấp, dũng cảm xả thân vì đất nước để bảo vệ và duy trì sự thịnh vượng cho Ngai vàng Thiêng liêng của Chúng ta để Ngai vàng tồn tại cùng trời đất.» Dòng cuối cùng của văn bản quả quyết rằng tất cả các giáo lý đều xuất phát từ chính các Thiên hoàng.»

Nhật hoàng Minh Trị


      Vào đầu thời kỳ Phục hưng, đạo Khổng và đạo Phật được coi là sự xâm lấn của các giáo lý nước ngoài đối với bản sắc dân tộc Nhật Bản, và do đó cần phải được xóa bỏ. Tuy nhiên, sắc lệnh về Giáo dục vào cuối thời Minh Trị là một phần trong tiến trình thay đổi hoàn toàn quan niệm kể trên, sử dụng ngôn ngữ đạo Khổng truyền thống, chứ không phải Thần đạo, để chống lại tư tưởng tiến bộ, dân chủ và tạo nên khái niệm mới «thần dân trung thành». Văn bản trên đã tạo nên các thế hệ người dân Nhật Bản với vai trò như những đầy tớ trung thành của nhà nước đứng đầu là Thiên hoàng trong đó bản chất của việc cai trị đất nước chính là thực thi chế độ gia trưởng, theo phong cách gia trưởng của những quan chức nhà nước, những người được cho là hiểu được thấu đáo nhất điều gì có lợi cho nhân dân Nhật Bản. Ngoài ra, sắc lệnh về Giáo dục còn làm cho tất cả người dân Nhật Bàn quen với khái niệm rằng đạo đức và văn hóa có quan hệ chặt chẽ với nhà nước và chưa bao giờ mối quan hệ đó lại tốt hơn thế.

     Các vấn đề về giáo dục và quân sự, hai lĩnh vực của đời sống quốc gia ảnh hưởng đến tất cả người dân Nhật Bản, đã được đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Thiên hoàng ngoài hiến pháp, biến Thiên hoàng thành một nhà mô phạm thiêng liêng có quyền buộc người dân từ bỏ tín ngưỡng của họ cũng như tổng tư lệnh tối cao có quyền ra lệnh cho các lực lượng vũ trang. Nếu không có được sự ủng hộ và hậu thuẫn của Thiên hoàng, không nội các hoặc thủ tướng chính phủ nào có thể tồn tại được lâu.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: van hoa nhat ban

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Read Comments