Đời sống chính trị ở Nhật Bản

     Sau khi Hirohito lên ngôi vào năm 1926, đời sống chính trị ở Nhật Bản bắt đầu nóng lên trước những vấn đề liên quan đến chính sách đối nội và đối ngoại. Những người đứng đầu khối chính trị và khối quân sự nảy sinh tranh cãi xung quanh ý nghĩa của chính thể quốc gia hay còn gọi là quốc thể.


Hirohito


     Với việc lấy Hoàng gia là trung tâm, quốc thể nghĩa là nguyên tắc. tốt nhất của nhà nước và xã hội Nhật Bản. Khi sự bất mãn với xã hội trở nên sâu sắc, nhiều người tin rằng cuộc cài cách có thể đạt được thành công nếu sử dụng quyền lực cùa Thiên hoàng. Trong bối cảnh đó, một chủ nghĩa dân tộc mới và mạnh mẽ với tên gọi «Đế quốc cách» hay kodo đã ra đời và được truyền bá rộng rãi trên khắp đất nước Nhật Bản.

     « Đế quốc cách» là một học thuyết chính trị có động cơ thúc đẩy rõ ràng, phát sinh từ tư tưởng coi Thiên hoàng như hiện thân cho quá khứ và hiện tại cùa đất nước Nhật Bản, một kiêu hình mậu đạo đức ưu tú mà tất cả mọi người cần noi theo. Thuật ngữ này được dùng để chi một loại hình đấu tranh tư tưởng nhưng mặt khác còn có nghĩa là một kế hoạch hành động.

     Học thuyết này được tạo ra nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của các học thuyết có nguồn gốc bên ngoài đối với Nhật Bản theo chế độ dân chủ phương Tây, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa cộng sản. Nằm ngoài mọi ảnh hưởng để Nhật vẫn là chính mình, dân tộc Nhật Bản sẽ có thể duy trì lòng tự tôn dân tộc và có thể tiến hành một cuộc chiến tranh tư tưởng «thần thánh» chống lại các học thuyết chính trị phương Tây.

     Mặc dù từ kodo đã xuất hiện từ cuộc khủng hoảng giữa thế kỷ XIX, bắt đầu được sử dụng lại vào cuối những năm 1920 và việc thuật ngữ này được chính thức sử dụng trong đời sống ngoại giao của Nhật Bản những năm đâu 1930 đã giúp Nhật Bản sửa chữa được quá khứ, đồng thời lựa chọn chính xác hơn đường hướng phát triển tương.




  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Read Comments