Shimizu Torn – thầy giáo dạy luật hiến pháp cho Hirohito

     Shimizu Torn, một giáo sư luật của trường Đại học Hoàng gia Tokyo, không nổi tiếng là học giả xuất sắc trong giới tri thức trong trường như Sugiura và Shiratori. Việc chọn Shimizu là thầy giáo dạy luật hiến pháp cho Hirohito có thể phản ánh quan điểm đơn giản của Ogasawara và các nguyên lão - những học giả hàng đầu về hiến pháp thời đó – Hozumi Yatsuka, Uesugi Shinkichi, và Minobe Tatsukichi là thầy giảng dạy cho Hoàng thái tử cũng là vấn đề gây tranh cãi.     Shimizu không thuộc trường phái nào, ông giải thích rõ ràng học thuyết về hiến pháp trong một tập sách lớn, xuất bản năm 1904. Năm 1915, Shimizu trở thành một viên chức của Bộ Nội vụ và đảm nhận nhiệm vụ của mình tại trường Ogakumonjo. Khi đó, và sau này tại triều đình, ông đã dạy cho Hirohito về hai đặc điểm nổi trội của hiến pháp Minh Trị trong đó xác định rõ giới hạn của chính quyền lập hiến. Đặc điểm thứ nhất, «thuyết Thiên hoàng cai trị trực tiếp» của Hozumi Yatsuka và Uesugi Shinkichi, khẳng định sự chuyên chế: Thiên hoàng có trách nhiệm cơ cấu tổ chức bộ máy các cơ quan nhà nước và trực tiếp thực thi quyền bổ nhiệm, sa thải các quan chức của mình. Đây là quan điểm được nhiều sĩ quan quân đội và Hải quân như Tổng tư lệnh Hải quân Togo và Thủy sư đô đốc Ogasawara ủng hộ (ngoại trừ Tướng Ugaki). Một cách giải thích khác là «thuyết cơ quan Thiên hoàng» tự do của Minobe, người đã tìm cách kiểm soát quyền lực độc đoán của Thiên hoàng bâng việc biến nội các thành cơ quan tư vấn cao nhất của riêng hoàng đế và hạn chế, kìm hãm quyền lực của các cơ quan ngoài hiến pháp cố vấn cho hoàng đế.

Minobe Tatsukichi


     Shimizu, một nhà tư tưởng vừa theo quan điểm chiết trung và quan điểm phản kháng đã né tránh cả hai quan điểm này, mặc dù các tác phẩm của ông nói chung gần gũi hơn với các tác phẩm của Hozumi so với cac tác phẩm của Minobe. Shimizu coi vấn đề chính trong giải thích hiến pháp là vị trí có chủ quyền tối cao [tochiken], mà ông đã đặt cả Thiên hoàng và nhà nước vào vị trí đó. Đối với ông, nhà nước đại diện cho «sự kết hợp bền vững của đất đai, con người và chủ quyền lãnh thổ», trong khi về mặt ý nghĩa pháp luật, đó “là một con người và vấn đề chủ quyền lãnh thổ”. Ông tiếp tục: «Tại đất nước của chúng ta, chủ quyền lãnh thổ tập trung thống nhất vào một thế lực là nhà nước và Thiên hoàng. Về điểm này, nhà nước và Thiên hoàng là một, không tách biệt thành hai mà là một thế lực thống nhất. Nói cách khác, Thiên hoàng là đối tượng của chủ quyền lãnh thổ.»

Từ khóa tìm kiếm nhiều: văn hóa nhật bản

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Read Comments