Quyền lực lập pháp với Nghị viện Hoàng gia

     Mặc dù hiến pháp quy định Thiên hoàng phải chia sẻ việc thực thi quyền lực lập pháp với Nghị viện Hoàng gia, Nhật hoàng Minh Trị và các cận thần của ông lại cho rằng Nghị viện chỉ là bộ phận phản ánh «ý muốn của Thiên hoàng», chứ không phải là một nghị viện theo đúng nghĩa của nó. Trong trường hợp xảy ra mâu thuẫn giữa Thiên hoàng và Nghị viện, Thiên hoàng có quyền phủ quyết bằng cách từ chối không phê chuẩn quyết định của Nghị viện.   Thứ bậc theo hiến pháp, được đưa vào luật lệ với cách thức «ban tặng» rất trang trọng, đã có sự thay đổi trong thời gian trước khi Hirohito ra đời. Năm 1900, Ito đã lập nên một đảng phái chính trị mới, đảng Rikken Seiyukai, hay còn gọi là đảng «Những người ủng hộ Chính thể Lập hiến» để triển khai sự hỗ trợ của Nghị viện đối với chính phù quân chủ và thực thi hiến pháp.

Nhật hoàng Minh Trị


      Đảng Seiyukai – chủ yếu đại diện cho số đông các địa chủ và các nhà tư bản công nghiệp – đã trở thành đảng phái chính trị chiếm uư thế tại Nghị viện. Các nguyên lão thuyết phục Nhật hoàng Minh Trị công nhận đảng phải chính trị mới này, kể cả chấp nhận việc các thành viên cùa đảng Seiyukai tham gia nội các. Một lần nữa, Ito lại là người đóng vai trò chính trong việc thuyết phục Nhật hoàng Minh Trị. Tuy nhiên, Nhật hoàng Minh Trị chi đồng ý với điều kiện Ito phải hứa rằng đảng phái mới này cùa Ito phải để Thiên hoàng có toàn quyền quyết định việc bổ nhiệm và miên nhiệm thủ tướng và các bộ trưởng khác cùa chính phủ. Bằng việc nhượng bộ ý kiên độc đoán của Thiên hoàng, Ito đã phủ nhận nguyên tác chính của nghị viện đó là nội các phải do người đứng đầu đảng phái chiếm đa số ghế trong hạ viện của Nghị viện lập ra.

      Nhìn chung, Nhật hoàng Minh Trị thật sự là một vị Thiên hoàng độc đoán, và hiến pháp đã không thể thay đổi quan điểm của ông về vấn đề này bằng bất cứ cách nào. ông nghiêng về phía quân đội trong các tranh chấp diễn ra bên trong nội các. Và các nguyên lão tiếp tục khuyên ông hạn chế việc thực thi quyền lực mang tính chuyên quyền và điều hành đất nước trong khuôn khổ một hệ thống với sự đồng thuận của các đảng phái. Khi Nhật hoàng Minh Trị có quyền bổ nhiệm và miễn nhiệm thủ tướng và các quan chức cấp cao theo cách mà ông không thể có trước khi hiến pháp ra đời, Ito và các nguyên lão khác tiếp tục có đặc quyền đề cừ thủ tướng chính phủ.


  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Read Comments