Nhật Bản tự coi mình là nhà nước chính trị thần quyền


      Hirohito không chỉ là một lãnh tụ chính trị và quân sự, ông còn là người có thầm quyền cao nhất về mặt tinh thần của đất nước Nhật Bản. Ông là người đứng dâu nền quân chù mang màu sắc tôn giáo mà vào những thời điểm khủng hoảng đã cho phép nhà nước Nhật Bản tự coi mình là nhà nước chính trị thần quyền. Trong căn nhà gỗ được xây dựng ở góc tây nam của Hoàng cung, ông thường xuyên thực hiện các nghi lễ phức tạp hàm ý một cách rõ ràng về sự trung thành của ông đối với dòng dõi thần bí của mình, và tính chất bất khả xâm phạm của nhà nước và dân tộc Nhật Bản. Sự kết hợp trong cùng một con người giữa vai trò lãnh đạo về mặt tôn giáo, chính trị và quân sự đã làm cho việc nghiên cứu về vị Thiên hoàng này trở nên hết sức phức tạp. Điều đó càng trở nên phức tạp hơn do từ khi còn rất trẻ ông đã phải sống giữa một nhóm các cận thần luôn có sự thay đổi, những người này gây ảnh hưởng của họ lên những người khác thông qua ông bởi vì họ tác động lên ông khi mà họ luôn theo sát ông từng bước. Cơ cấu của đội ngũ các cận thần luôn có sự biến đổi và các quan niệm của họ cần phài được tính đến trong nỗ lực để có thể hiểu được Hirohito. Tương tự, có khả năng tại những thời điểm quyết định then chốt, sự cạnh tranh của ông với những người em trai của mình ở một số góc độ nào đó cũng có thể có một số ảnh hưởng nhất định đến cung cách cư xử của Hirohito.


Hirohito


      Vấn đề quan tâm chủ đạo của cuốn sách này là việc Hirohito không công khai thừa nhận trách nhiệm về đạo đức, chính trị và pháp lý của mình đối với cuộc chiến tranh kéo dài được tiến hành dưới danh nghĩa và sự chi đạo tích cực cùa ông với vai trò là người đứng đâu nhà nước và người chỉ huy quân sự tối cao. Hirohito đã không thoái vị khi thảm họa xảy ra vì ông tin rằng mình là Thiên hoàng nhờ vào quyền của thần thánh, và không thể thiếu được của đất nước Nhật Bản. Ông thiếu hẳn ý thức về trách nhiệm cá nhân đối với những gì mà Nhật Bản đã làm ở nước ngoài và chưa từng một lần thừa nhận tội lỗi về cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài hơn 13 năm làm thiệt hại không biết bao nhiêu sinh mạng. Cảm thấy mình vẫn còn mắc nợ với tổ tiên, ông quyết định xây dựng lại Đế chế mà chính ông đã đóng góp rất nhiều vào sự sụp đổ của nó. Chính sách của Mỹ và Chiến tranh lạnh đã giúp ông tiếp tục nắm giữ ngai vàng thêm 42 năm nữa, tiếp tục là biểu tượng của quốc gia và dân tộc nhưng ngược lại cũng là đối tượng khơi lại sự thất bại về chính trị của đất nước. Rốt cuộc Hirohito đã trở thành một biểu tượng quan trọng hàng đầu của người dân Nhật Bản nhằm quên đi quá khứ chiến tranh đã qua. Chừng nào họ không truy cứu về vai trò chủ đạo của ông trong cuộc chiến, họ sẽ không phải tự chất vấn chính mình, do đó vấn đề về trách nhiệm của Hirohito đối với cuộc chiến tranh vượt quá khuôn khổ về những năm tháng chiến tranh và sự thất bại. Nó phải được đề cập đến trong một bối cảnh khi nhận thức của người dân Nhật Bản về cuộc chiến tranh thất bại đó, cũng như những đánh giá về việc cuộc chiến tranh đã xảy ra như thế nào và về bản chất thật sự cùa nó có sự thay đổi.




Từ khóa tìm kiếm nhiều: văn hóa nhật bản

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Read Comments