Những quan điểm đúng đắn trong bài tiểu luận của Hirohito

     Không nên nhầm lãn sự hăng hái chấp nhận Hội Quốc Liên của Hirohito là việc tán thành quan điểm của Anh – Mỹ hay các nguyên tác «quan hệ ngoại giao mới» được sử đụng làm nền tảng cho quan điếm đó. Đúng hơn, sự khẳng định của Hirohito về tinh thần của Hội Quốc Liên chỉ đơn thuần phản ánh chủ nghĩa lý tưởng và chủ nghĩa lạc quan của tuổi trẻ. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, chủ nghĩa lý tưởng trong quan điểm của Hirohito hoàn toàn đối lập với chủ nghĩa hoài nghi củachính phủ Hara với mong muốn trì hoãn việc công nhận Hội Quốc Liên và họ đã chỉ thị cho phái đoàn của Nhật Bản tại Versailles im lặng trước những vấn đề của châu Âu và tập trung vào việc bảo vệ «các quyền và lợi ích» củaNhật Bản tại Trung Quốc.

Hirohito


     Tiếp tục với những phân tích, trong dòng tiếp theo của bài tiểu luận Hirohito viết: «Tôi phải hoàn thành nhiệm vụ quan trọng này đề mang lại hòa bình vĩnh viên trên thế giới. Tôi phải làm gì đấy để thực thi nhiệm vụ đó?» Câu trả lời của Hirohito với tư cách là một nước đế quốc thực dân hùng mạnh, Nhật Bản phải phối hợp hành động với những nước khác trên cơ sở «các nguyên tắc chung» trong khi ở trong nước phài tránh xa hoa lãng phí. Tiếp đó, Hirohito liên hệ «các hoạt động chuẩn bị quân sự» và sự phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp với «các hoạt động đàm phán ngoại giao mang lại lợi nhuận» và việc Nhật Bản «[đang] bắt kịp với các cường quốc», Hirohito ám chi giả thuyết về hành động trong tương lai: «Nếu không có sự chuẩn bị tốt về quân sự, khó có thể thành công trong các cuộc đàm phán ngoại giao với kết quả có lợi». Ngoài ra, Nhật Bản không thể trở thành một quốc gia thịnh vượng trừ khi chúng ta phát triển tốt công nghiệp và giao thông vận tải và nâng cao hiệu suất làm việc của công nhân. Nếu chúng ta không làm được nhưvậy, chúng ta sẽ không thể bất kịp được các cường quốc.»

     Hirohito kết thúc bài tiểu luận bẳng cách nhấn mạnh tư tưởng về sự thống nhất toàn dân tộc vì mục đích hoàn thành «vận mệnh của đất nước»; khi phải đối mặt với sự cạnh tranh của nước ngoài.

«Tư tưởng không rõ ràng», «suy nghĩ cực đoan», «sự phung phí», «sự xa hoa», «sựchuẩn bị tốt về quân sự», «Hoàbình vĩnh viễn», cùng với xu thế thời đại, và đạt được sự thống nhất tuyệt đối như một điều kiện tiên quyết để thay đổi vận mệnh của đất nước – những cụm từ nêu trên là các thuật ngữ và khái niệm được những người cầm quyền bảo thủ đứng dâu của Nhật Bản và những người chỉ huy quân sự sử dụng khi mô tả về tình hình của Nhật Bản vào cuối Chiến tranh Thế giới I; cả Hoàng thái tử Hirohito trẻ tuổi cũng vậy. Nói một cách khái quát hơn, những thuật ngữ này liên quan tới hệ tư tưởng bảo thủ đã được khuếch trương nhằm ngăn chặn tình trạng căng thẳng về mặt xã hội đang ngày một gia tăng tại Nhật Bản. Tuy nhiên, những căng thẳng mà nguyên nhân bắt nguồn từ khoảng cách ngày càng lớn về vật chất và quyền lực giữa các tầng lớp khác nhau trong xã hội đòi hỏi cần phải có một cuộc «đại phẫu thuật».

Từ khóa tìm kiếm nhiều: văn hóa nhật bản

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Read Comments