Khơi dậy sự quan tâm của Hirohito tới lịch sử

     Cuối thời Minh Trị, Shiratori đã kết luận bằng cách mô tả cực kỳ chi tiết ông nội của Hoàng Thái tử Hirohito, Nhật hoàng Minh Trị. Từ  thời thơ ấu, Nhật hoàng Minh Trị là đứa trẻ lanh lợi, dũng cảm nhưng lại dịu dàng, có tính kỷ luật tự giác, tiết kiệm, nhân từ, khôn ngoan, và luôn rộng luợng với người dân. Minh Trị hiểu được những lời trách móc của những nguừi tùy tùng của ông và chú ý lángnhững người đã thông tin cho ông. Hơn nữa, «Nhật hoàng rất yêu thích thể thơ waka(hoà ca) và thường ngâm thơ. Nhờ say mê sáng tác thi ca, ông có được một trái tim nhân hậu.

Hirohito


     Shiratori đã đạt được mục đích chính là nêu cho Hirohito những tấm gương về đức tính nhân từ của Thiên hoàng, giải thích được tiến trình lịch sử Nhật Bản, và khơi dậy sự quan tâm của Hirohito đối với lịch sử nói chung. Trong những năm sau này, Hirohito đã hiểu biết rõ hơn về thời đại Minh Trị khi đọc Meiji tenno-ki [Ký sự của Nhật hoàng Minh Trị], do những viên chức trong Bộ Nội vụ biên tập và hoàn tất năm 1933 nhưng được luôn giữ trong Bộ Nội vụ cho đến lễ kỷ niệm một trăm năm Thời kỳ Phục hưng của Thiên hoàng Minh Trị, năm 1968, tập đầu tiên mới được xuất bản. Thậm chí ngày nay các học giả cũng không được phép nghiên cứu các tư liệu quan trọng được viết dựa trên tài liệu đó.

     Giáo sư Mizukuri Genpachi cũng giới thiệu cho Hirohito về lịch sử phương Tây và cuốn Seiyoshikowa(các bài giảng về lịch sử phương Tây) của ông trở thành một trong những cuốn sách được Hirohito ưa thích. Hirohito say sưa đọc toàn bộ các tác phẩm lớn của Mizukuri: Napoleon jidaishi (Lịch sử triều đại Napoleon), Furansu daikakumei shỉ (Lịch sử Đại cách mạng Pháp) (1919,1920) gồm hai tập, và Sekai taisenshi(Lịch sử đại chiến thế giới) (1919) xuất hiện ngay sau cuộc cách mạng Bôn-sê- vích và sự sụp đổ của chế độ quân chủ ở khắp các nước châu Âu. Những cuốn sách này mô tả cuộc cách mạng và chiến tranh là sự đe dọa lớn nhất đối với chế độ quân chủ, và nhấn mạnh tầm quan trọng của tầng lớp trung lưu là lực lượng bảo vệ mạnh mẽ chống lại cách mạng.

     Các tác phẩm của Mizukuri đã đưa ra lời giải thích hợp lý cho Hirohito về sự sụp đổ của triều đại Romanov của Nga và triều đại Hohenzollern củavương quốc Phổ. Các tác phẩm này đã làm cho Hirohito quan tâm hơn nữa đến lịch sử và chính trị châu Âu, và nhiều tác phẩm đã giúp ông có được kiến thức rộng hơn về ngôn từ và tìm kiếm các yếu tố liên quan tổng thể trong những trường hợp đặc biệt. Mặt khác, các tác phẩm của Shiratori đẵ để lại cho Hirohito một kho chuyện kể lịch sử phong phú khi gợi đến thời kỳ thực hiện các quyết định sáng suốt. Nhưng các tác phẩm cũng hạn chế về mặt tri thức tới mức đã tạo nên sự ám ảnh của người Nhật về nguồn gốc chủng tộc, và làm cho Hirohito nghĩ các Thiên hoàng là người gây dựng nên sức mạnh dân tộc, uy tín và đế chế.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: van hoa nguoi nhat

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Read Comments