Hirohito bị hạn chế gặp gỡ anh em và được giáo dục đặc biệt
Ngoài sự gặp gỡ hàng ngày giữa anh em Hirohito bị hạn chế, cách giáo dục của họ cũng riêng biệt và thầy dạy là người kiểm tra họ cuối cùng. Ngày 10 tháng 9 năm 1912, ba ngày trước đám tang của Nhật hoàng Minh Trị, Tướng Nogi, 64 tuổi, đến dinh thự của Hirohito, đã đổi tên là Cung điện của Hoàng thái tử. Sau khi thông báo cho Hirohito rằng ông sẽ «không ở đây khi trường học bẳt đâu khai giảng», Nogi đề nghị Hirohito nên thận trọng và học hành chăm chỉ. Khi đó, ông đưa cho Hoàng tử hai cuốn sách về lịch sử mà ông yêu thích, một cuốn của nhà nghiên cứu về Khổng Tử đồng thời là nhà chiến lược quân sự thế kỷ XVII, Yamaga Soko, cuốn kia là của Miyake Kanran, người sáng lập và là đại diện chính của trường Mito dạy tư tưởng chủ nghĩa dân tộc ở thời kỳ đầu.
Mở đầu thời kỳ Nhật hoàng Đại Chính, vào đúng ngày tang lễ của Nhật hoàng Minh Trị, Tướng Nogi và vợ đóng của phòng khách trên tầng hai đê chuẩn bị kết liễu cuộc đời. ông cởi bỏ triều phục và mặc bộ đồ màu trâng; vợ ông mặc trang phục tang màu đen. Hai vợ chồng quỳ trước di ảnh của Nhật hoàng Minh Trị và hai người con trai đã chết trong cuộc Chiến tranh Nga-Nhật của họ. Khi chuông tang lẽ rung lên, họ tự sát đúng theo nghi lễ. Bà Nogi hành động trước; ông đâm thêm một nhát dao sâu vào cổ bà và sau đó dùng thanh kiếm tự mổ bụng mình. Người anh hùng của cuộc Chiến tranh Nga-Nhật này để lại mười bức thư riêng và một bài thơ về cái chết đơn độc. (Văn phong của các bài thơ về cái chết là một cách viết khác với tác phẩm cổ xưa của Nhật Bàn đã được khơi lại trong thế kỷ XIX). Trong một bức thư, ông tạ lõi về hành động của mình với bốn thành viên trong gia đình, kể cả vợ ông và thừa nhận đã có âm mưu tự sát kể từ khi mất quyền chỉ huy trong cuộc chiến tranh năm 1877; ông cũng đề cập đến tuổi tác và nỗi đau mất các con trai. Trong một thư khác viết cho một bác sỹ quân đội, ông dề nghị hiến xác cho y học. Nogi cũng để lại những bức thư cho Đại uý Ogasawara Naganari và Tướng Tanaka Giichi.
Bài thơ về cái chết của Nogi, dự dịnh được xuất bản công khai, nói về một đất nước mà ông theo hầu nhà vua đến lúc chết – một tục lệ được gọi ajunshimà thậm chí Mạc phủ Tokugawa cho là man rợ và phải bị cấm «như thời cổ năm 1663».Những nhà trí thức đảng Bảo thủ là Nitobe Inazo và Miyake Setsurei, thường chi trích công khai sự suy yếu về đạo đức truyền thống của Nhật Bản, đã giải thích việc tự sát của Nogi là hành động tiêu biếu cho lòng trung thành của võ sĩ samurai, chứa đựng nhiều bài học tích cực cho đất nước và lực lượng vũ trang. Nantenbo, một thầy giáo theo Phật giáo (Zen)của Nogi đã thích thú hành động uy nghiêm của cậu học trò đến nỗi đã gửi tới đám tang một bức điện chúc mừng gồm ba từ «Muôn năm, muốn năm, muôn năm».
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
van hoa nhat