Khoa học đã tạo nên những mâu thuẫn bên trong Hirohito

    Và khi đã trưởng thành, ông đã học cách sử dụng hữu hiệu nhất nguyên lý của những ảo ảnh mang màu sác ý thức hệ trong việc tăng cường sự phục tùng các quy tắc ứng xử chính thống. Đối với ông, mối quan hệ giữa khoa học hiện đại và tầm quan trọng của quốc thể,, hay nền chính trị quốc gia mà ông đã lĩnh hội được từ các giáo viên khác không có gì mâu thuẫn hay có những trái ngược cố hữu.

Hirohito


    Tuy nhiên, có một điểm mang tính khái quát hơn đó là khoa học đã tạo nên những điểm đối lập nhau về khoa học, lý trí của Hirohito: ông ý thức được bản thân mình là một nhà tư tưởng tự do, sẵn sàng tham gia tranh luận và xin được chi bào tùy thuộc vào lý do và bằng chúng mà phía bên kia đưa ra. Nhưng còn có một khía cạnh khác trong con người của Hirohito gân liền với ý thức đạo đức và vị thế của ông. Chính khía cạnh này đã giúp ông điều chỉnh giữa sở thích khoa học và hiện thực cuộc sống, trước những mệnh lệnh và quy tắc bắt buộc mà một Thiên hoàng cao quý phải tuân thủ. Về điểm này, những ý kiến mà ông đã tiếp thu từ Sugiura Shigetake, Shiratori Kurakichi và Shimizu Toru đã có những ảnh hưởng đáng kể đối với ông vì chính những ý kiến đó đã tạo nền tảng cho suy nghĩ mang đậm lý trí và mục tiêu của ông bén rẽ.

    Sugiura Shigetake, là giáo viên giảng dạy Đạo Khổng, theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan và đã được hưởng nền giáo dục phương Tây khi theo học tại Anh. Sau đó Sugiura Shigetake trở về quê hương và trở thành một sáng lập viên của Hiệp hội Giáo dục Chính Trị, và là cộng tác viên cho tạp chí nổi tiếng Nibonjin(người Nhật Bản), «những người có mục đích rõ ràng là giữ gìn bản sắc dân tộc». Cùng với bạn của mình là Toyama Mitsuru, Sigiura tham gia vào hoạt động của những trí thức bảo thủ chống lại phong trào Văn minh khai hóa đã có ảnh hưởng lớn ở Nhật Bản trong một thập kỷ rưỡi đâu sau thời phục hưng Minh Trị. Sau này, ông là cán bộ của Bộ Giáo dục, chuyên trách việc giảng dạy đạo đức. Năm 1892 Sugiura trở thành nhà sáng lập và là hiệu trưởng (cho đến khi ông mất năm 1924) của Trường Trung học cơ sở Nhật Bản. Vào thời điểm Ogasawara dề nghị ông giảng dạy môn dân tộc học cho Hirohito (và sau nay là cho Nagako), nhiều học sinh cũ của ông đã nắm giữ những vị trí quan trọng trong đời sống chính trị và kinh tế Nhật Bản.


  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Read Comments