Hirohito được thầy Nogi chỉ bảo

    Tuy nhiên,  tờ Asahi shinbun, đã đăng bài xã luận chỉ trích những người kêu gọi thiết lập một hệ thống giáo lý mới bâng cách gợi lại tư tưởng võ sĩ đạo (bushido) và khẳng định rằng hành động tai hại của Nogi có thể chẳng để lại điều gì cho đất nước. Kiryu Yuyu, tác giả của tờ báo Shinano Mainichi shinbun đã đi xa hơn, không chi chỉ trích công khai cái chết của Nogi là «thiếu suy nghĩ» và «vô nghĩa» mà còn cảnh báo rằng «hiểu rằng cái chết là lòng trung thành» là một tư tưởng dân tộc sai lâm mà có thể chỉ «làm khích lệ những tội ác lớn trong những mối quan hệ quốc tế».

    Khi được viên thị thần phụ trách giám sát việc giáo dục thông báo về cái chết của «thầy giáo» Nogi, Hirohito là một trong ba anh em trai có cảm xúc: Rơi nước mắt và không nói nên lời. Chắc chắn ông còn quá trẻ đế hiểu thực chất hành động của vị tướng chứ chưa nói đến giáo lý cổ hủ của ông về tư tưởng võ sĩ đạo (bushido) có thể tác động nguy hại đối với đất nước. Nhung về cuối đời, Hirohito đã tâm sự với một phóng viên Mỹ, Nogi đã có ảnh hưởng sâu sắc với ông,  và có những lời dạy thấm nhuần về tính tiết kiệm, nhẫn nại và những đức tính mà Hirohito luôn tôn trọng. Thầy Nogi dũng cảm là người đưa ra các mệnh lệnh cho Hirohito, ông luôn thực hiện điều mình đã nói và sẵn sàng hy sinh tính mạng cho chủ. Hirohito không chi đồng cảm với Nogi mà còn tìm thấy ở thầy Nogi niềm tin râng ở một mức độ nào đó, quyết tâm mạnh mẽ có thể bù đắp cho sức khỏe yếu. Trong các thần tượng của Hirohito, Nogi được so sánh với một vị anh hùng của ông, Nhật hoàng Minh Trị.

Nhật hoàng Minh Trị


    Hirohito vẫn còn phải học thêm hai năm nữa ở trường tiểu học. Khi đó, ông được giảng dạy trực tiếp bởi hai nhân vật mới: Tổng tư lệnh Hải quân Togo Heihachiro và Đại uý Hải quân Viscount Ogasawara Naganari, con trai cả của vị lãnh chúa cuối cùng của lãnh địa Karatsu nhỏ bé, và là nhà văn viết nhiều truyện về chiến tranh và tiểu thuyết hóa lịch sử quânđội. Sau này, cả hai nhân vật trên đều chống đối mạnh mẽ chính sách quốc phòng đầu tiên của Hirohito.

    Từ năm 13 tuổi đến năm 19 tuổi – trong một thập kỷ khi hầu hết sinh viên Nhật Bản vẫn không được dạy quân sự ở trường, và «trường trung học» bình thường kéo dài chỉ năm năm – Hirohito và năm người bạn cùng lớp được Đại uý Ogasawara tuyển chọn từ Học tập viện và được giáo dục về hai mặt (quân sự và khoa học xã hội) tại Togu-Ogakumonịo.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: văn hóa nhật

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Read Comments