Hirohito là một đứa trẻ biết vâng lời

     Hirohito là một đứa trẻ biết vâng lời. Trong những năm tháng học mẫu giáo, cậu được các vú nuôi và những người thân nuông chiều và quan tâm quá mức. Cũng giống như những đứa trẻ khác thuộc tầng lớp cao quý, Hirohito và các em trai của mình lớn lên với trò chơi đóng kịch về cuộc chiến tranh Nga – Nhật.     Với tư cách là Thiên hoàng tương lai, Hirohito – «Michinomiya» bé nhỏ, phải được tôn trọng kể cả khi đóng kịch và không bao giờ phải chịu sự đối xử giận dữ hay khó chịu. Thậm chí, ngay cả trong những trò chơi đánh trận giả, Hirohito luôn phải là tổng tư lệnh của phe thắng. Trong hồi ký Hoàng tử Chichibu kể lại, một hôm Hoàng tử Chichibu tranh giành đồ chơi với Hirohito, và trong lúc giận dữ cậu đã dùng một nòng pháo dồ chơi để đánh anh trai mình. Một người hầu gái đã ngay lập tức túm lấy Chichibu và lôi cậu xuống nhà nguyện, tại đây bà bắt cậu phải tạ lỗi trước bức hình nữ thần mặt trời Amaterasu Omikami, và bố mẹ cậu – Hoàng thái tử và Công nương. Sau khi khuyên răn vị Hoàng tử nhỏ tuổi, bà hầu gái yêu cầu cậu thề trước các thần thánh sẽ không bao giờ đánh anh trai mình nữa. Tuy nhiên, Chichibu đã nhanh chóng quên ngay lời dặn đó và thường xuyên đánh anh trai.

Hirohito

      Trong thời gian từ 4 đến 8 tuổi, Hirohito và các em trai thường xuyên được đưa đến thăm các địa điểm ở trung tâm thành phố, nơi lưu giữ những bí mật về lịch sử cận đại của đất nước. Thỉnh thoảng, những người chỉ huy quân sự trong cuộc Chiến tranh Nga – Nhật và những chính trị gia hàng đầu của triều đình Minh Trị cũng đến thăm họ tại Cung điện Koson. Để Hirohito và các em trai có hiểu biết đầy đủ về chủ nghĩa quân phiệt và chiến tranh, bọn trẻ được đưa đi xem các cuộc diễu binh và bảo tàng – nơi trưng bày các loại vũ khí thu được trong cuộc Chiến tranh Nga – Nhật. Ba Hoàng tử cũng được đưa đến thăm Căn cứ Hải quân Yokosuka. Vào tháng 8 năm 1906, Hirohito và Chichibu đã có một chuyến du ngoạn đặc biệt tới thăm tàu chiến Katori.

      Năm 1907, khi đó Hirohito 6 tuổi, Marquis Ito Hirobumi về Tokyo để báo cáo với Thiên hoàng tình hình chính trị tại Hàn Quốc. Chiến thắng trong Chiến tranh Nga – Nhật, Nhật Bản đã giành được cơ hội thiết lập quyền bảo hộ Hàn Quốc. Itô từng phục vụ quân đội Nhật Bản tại Hàn Quốc từ tháng 12 năm 1905, ông này đảm trách vai trò công sứ toàn quyền đâu tiên của Nhật Bản tại Hàn Quốc. Tháng 12 năm đó, Nhật hoàng Minh Trị đã ban tặng cho Ito tước vị «công tước», là tước vị cha truyền con nối cao nhất. Đúng vào thời điểm đó, vú nuôi Taka đưa Hirohito và các em trai trong trang phục quần áo lính thủy đến cung điện thăm ông nội. Bất ngờ họ chạm trán Ito, Yamagata Aritomo và các chính trị gia hàng đầu nắm giữ các lãnh địa từ thời phong kiến trước đây là Satsuma và Choshu cũng đến thăm Nhật hoàng Minh Trị. 

Từ khóa tìm kiếm nhiều: tin tuc nhat ban

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Read Comments