Câu chuyện về Nhật hoàng Hirohito

Về Nhật Bản

      Chuyện về từ những quốc gia phát triển vượt bậc, lớn mạnh thành cường quốc luôn chứa đựng nhiều điều kỳ diệu, những bài học lịch sử giá trị nhưng cũng không tránh khỏi những mất mát, trả giá.

Nhật hoàng Hirohito


      Trong số các cường quốc ấy, Nhật Bản có một vị trí rất đặc biệt với một nền văn hóa đặc sắc, lịch sử phát triển rất riêng và một cấu trúc xã hội độc đáo. Một mặt, là nước rất nghèo nàn về tài nguyện, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong Chiến tranh Thế giới II, song mặt khác lại được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, về vị trí địa lý, về chủng tộc… Nhật Bản đã vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu tính theo GDP chi sau Hoa Kỳ. Theo thống kê Nhật là nước có thu nhập cao nhất ở châu Á; một trong những quốc gia dẫn đâu thế giới về khoa học và cộng nghệ; đứng thứ 5 trên thế giới trong lĩnh vực đâu tư cho quốc phòng; thứ 4 thế giới về xuất khẩu và thứ 6 thế giới về nhập khẩu. Với các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chong phục hồi (1945-1954) phát triền cao độ (1955-1973) khiến cho cả thể giới hết sức kính ngạc và khâm phục tôn vinh “Thần kì Nhật Bản”.

       Nhưng để có những biến chuyển lớn lao như vậy, Nhật Bản phải trải qua nhiều sóng gió thăng trầm. Trong đó có hai giai đoạn đặc biệt quan trọng trong lịch sử cận đại Nhật Bản. Cuộc Ganh Tân do Thiên hoàng Minh Trị dẫn dắt trong những năm 1868-1911 đã biến chuyển Nhật Bản từ một quốc gia đóng cửa với thế giới trở thành một cường quốc, với thể chế chính trị hiện đại, với một nền giáo dục được canh tân và khai sáng. Và giai đoạn phát triển sau năm 1945, đã biển một đất nước bị tàn phá kiệt quệ trong Chiến tranh Thế giới II thành một quốc gia hiện đại.

      Tư tưởng phát triển của Nhật Bản trong giai đoạn Minh Trị có thể được tìm hiểu thông qua Fukuzawa Yukichi – nhà tư tưởng hàng đầu giai đoạn này. Fukuzawa nhận định rằng văn minh phương Tây phát triển hơn châu Á về nhiều mặt, và các nước châu Á khó lòng duy trì được nền độc lập nếu cứ đóng cửa trước văn minh phương Tây. Theo ông, dành được quyền tự trị chưa phải đã là độc lập, mà nền độc lập thật sự chỉ có thể thành hiện thực thông qua việc trở thành một quốc gia tiên tiến và văn minh. Nếu không có sự khai sáng và văn minh, nền độc lập dành được sẽ mau chóng mất đi để rồi lại lệ thuộc vào các quốc gia tiên tiến khác. Ông chủ trương mở cửa giao thương với phương Tây, học hỏi kiến thức và kinh nghiệm quản lý xã hội của phương Tây để phát triển Nhật Bản. Chính sự du nhập của những giá trị dân chủ và nền giáo dục khoa học kiểu phương Tây đã khiến Nhật Bản không bị phương Tây xâm lược, mà ngược lại, trở thành cường quốc từ cuối thế kỷ XIX.

      Fukuzawa là người đưa ra nguyên tắc nổi tiếng: “Mỗi cá nhân độc lập thì quốc gia sẽ độc lập”. Nhờ Fukuzawa Yukichi, nhờ những nhà kỹ trị khác và với lự lãnh đạo cùa Thiên hoàng Minh Trị, từ những năm 1860, nước Nhật đã bắt đầu quá trình chuyển mình thành một quốc gia hùng mạnh.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: văn hóa nhật bản

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Read Comments