Những quan điểm đúng đắn trong bài tiểu luận của Hirohito

     Không nên nhầm lãn sự hăng hái chấp nhận Hội Quốc Liên của Hirohito là việc tán thành quan điểm của Anh – Mỹ hay các nguyên tác «quan hệ ngoại giao mới» được sử đụng làm nền tảng cho quan điếm đó. Đúng hơn, sự khẳng định của Hirohito về tinh thần của Hội Quốc Liên chỉ đơn thuần phản ánh chủ nghĩa lý tưởng và chủ nghĩa lạc quan của tuổi trẻ. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, chủ nghĩa lý tưởng trong quan điểm của Hirohito hoàn toàn đối lập với chủ nghĩa hoài nghi củachính phủ Hara với mong muốn trì hoãn việc công nhận Hội Quốc Liên và họ đã chỉ thị cho phái đoàn của Nhật Bản tại Versailles im lặng trước những vấn đề của châu Âu và tập trung vào việc bảo vệ «các quyền và lợi ích» củaNhật Bản tại Trung Quốc.

Hirohito


     Tiếp tục với những phân tích, trong dòng tiếp theo của bài tiểu luận Hirohito viết: «Tôi phải hoàn thành nhiệm vụ quan trọng này đề mang lại hòa bình vĩnh viên trên thế giới. Tôi phải làm gì đấy để thực thi nhiệm vụ đó?» Câu trả lời của Hirohito với tư cách là một nước đế quốc thực dân hùng mạnh, Nhật Bản phải phối hợp hành động với những nước khác trên cơ sở «các nguyên tắc chung» trong khi ở trong nước phài tránh xa hoa lãng phí. Tiếp đó, Hirohito liên hệ «các hoạt động chuẩn bị quân sự» và sự phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp với «các hoạt động đàm phán ngoại giao mang lại lợi nhuận» và việc Nhật Bản «[đang] bắt kịp với các cường quốc», Hirohito ám chi giả thuyết về hành động trong tương lai: «Nếu không có sự chuẩn bị tốt về quân sự, khó có thể thành công trong các cuộc đàm phán ngoại giao với kết quả có lợi». Ngoài ra, Nhật Bản không thể trở thành một quốc gia thịnh vượng trừ khi chúng ta phát triển tốt công nghiệp và giao thông vận tải và nâng cao hiệu suất làm việc của công nhân. Nếu chúng ta không làm được nhưvậy, chúng ta sẽ không thể bất kịp được các cường quốc.»

     Hirohito kết thúc bài tiểu luận bẳng cách nhấn mạnh tư tưởng về sự thống nhất toàn dân tộc vì mục đích hoàn thành «vận mệnh của đất nước»; khi phải đối mặt với sự cạnh tranh của nước ngoài.

«Tư tưởng không rõ ràng», «suy nghĩ cực đoan», «sự phung phí», «sự xa hoa», «sựchuẩn bị tốt về quân sự», «Hoàbình vĩnh viễn», cùng với xu thế thời đại, và đạt được sự thống nhất tuyệt đối như một điều kiện tiên quyết để thay đổi vận mệnh của đất nước – những cụm từ nêu trên là các thuật ngữ và khái niệm được những người cầm quyền bảo thủ đứng dâu của Nhật Bản và những người chỉ huy quân sự sử dụng khi mô tả về tình hình của Nhật Bản vào cuối Chiến tranh Thế giới I; cả Hoàng thái tử Hirohito trẻ tuổi cũng vậy. Nói một cách khái quát hơn, những thuật ngữ này liên quan tới hệ tư tưởng bảo thủ đã được khuếch trương nhằm ngăn chặn tình trạng căng thẳng về mặt xã hội đang ngày một gia tăng tại Nhật Bản. Tuy nhiên, những căng thẳng mà nguyên nhân bắt nguồn từ khoảng cách ngày càng lớn về vật chất và quyền lực giữa các tầng lớp khác nhau trong xã hội đòi hỏi cần phải có một cuộc «đại phẫu thuật».

Từ khóa tìm kiếm nhiều: văn hóa nhật bản

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Read Comments

Bài tiểu luận của Hirohito

     Chắc hẳn, Hirohito đã có được những quan điểm về đời sống chính trị làm cho các giáo viên của cậu hài lòng.Chúng ta có thể thấy quan điểm đối với những vấn đề nhân sinh của Hirohito tại thời điểm này thông qua lời kể của Sugiura với Makino Nobuaki – Bộ trưởng Bộ Hoàng gia Nhật Bản, người sau này đã ghi lại trong nhật ký của ông. Trong bài tiểu luận (dài 2 trang) có tiêu dề «Ấn tượng của tôi sau khi đọc Sắc ngữ về thiết lập hòa bình» được viết vào tháng 1 năm 1920 sau khi hiệp định hòa bình giữa quân Đồng Minh và Đức có hiệu lực, cậu học trò 19 tuổi Hirohito đã đưa ra nhận định của mình về cái ngày cậu «gánh vác trách nhiệm lớn lao là dẫn dắt các vấn đề chính trị» và trong bài tiểu luận đó Hirohito đã trích lời của «cha tôi, Nhật hoàng đương triều.»

Hirohito


     Bài tiểu luận này cho thấy mối quan tâm của chàng trai trẻ về «tư tưởng của những người theochủ nghĩa cực đoan», người ủng hộ tinh thần sẵn sàng chiến đấu của quân đội, nhưng mặt khác cũng mong muốn có được nền «hòa bình vĩnh viễn». Bài tiểu luận của Hirohito bắt đầu bằng:

     Lĩnh vực tư tưởng là một cái gì đó hết sức không rõ ràng; tư tưởng cực đoan dường như sắp lan tràn khắp thế giới; và vấn đề lao động hiện đang là vấn đề bị phản đối kịch liệt. Chứng kiến hậu quả bi thảm của chiến tranh, những người dân trên thế giới mong ước hòa bình và sự hòa giải giữa các quốc gia. Chính vì điều này, chúng ta đã được chứng kiến sự ra đời của Hội Quốc Liên và trước đó là việc triệu tập một hội nghị quốc tế về lao động… Nhân dịp đó, như đã được đề cập trong bản Sắc ngữ Hoàng gia, nhân dân Nhật Bản phải nỗ lực hết sức và phải luôn áp dụng những phương pháp linh hoạt.

     <<Tư tưởng của những người theo chủ nghĩa cực đoan» trong hoàn cảnh này có thể được hiểu như là biện pháp ẩn dụ dùng để chỉ những tư tưởng dân chủ, tư tưởng chống chủ nghĩa quân phiệt, tư tưởng chủ nghĩa xã hội và tư tưởng cách mạng cộng sản đã lan rộng trên khắp đất nước Nhật Bản và cả thế giới sau Chiến tranh Thế giới I. Từng tuyên bố mối quan tâm về hiện tượng này và dẫn chiếu đến «vấn đề lao động» như một vấn đề đáng quan ngại, Hirohito tiếp tục bài tiểu luận bám sát những từ ngữ được sử dụng trong bản Sắc ngữ:

     Liên quan đến Hội Quốc Liên nối riêng, bản Sắc ngữ có nêu: «Chúng tôi [chính nghĩa là Nhật hoàng Yoshihito] thật sự hài lòng và đồng thời cũng cảm thấy gánh nặng ghê gớm của đất nước đè nặng trên vai». Tôi cũng xin chúc mừng sự kiện đất nước chúng ta sắp trở thành một thành viên của Hội Quốc Liên. Tôi sẽ tuân thủ cam kết của Hội và khuếch trương tinh thần mà Hội đã đề xướng.


  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Read Comments

Hirohito bắt đầu thể hiện mình với tư cách một tổng tư lệnh

     Một điều cũng không kém phần quan trọng là Hirohito chấp nhận và cảm thấy không có gì phải nghi ngờ về trật tự quyền lực đã được thiết lập sẵn từ trước khi Hirohito ra đời. Từ khi còn rất nhỏ, Hirohito đã ý thức rằng mình là người có quyền quyết định và số phận đã định cậu phải ra quyết định đối với các vấn đề liên quan đến quyền lực chính trị và chi huy quân sự. Tuy nhiên, khi Hirohito đến tuổi trưởng thành và tiếp quản các nhiệm vụ của Thiên hoàng, Hirohito bắt đầu say mê tìm tòi hệ thống kiến thức về lịch sử, chính trị và đặc biệt là tự nhiên. Những kiến thức và khát vọng đó không cản trở việc Hirohito dành phần lớn thời gian của mình cho những vấn đề quân sự.

Hirohito


     Chàng thanh niên trẻ trên đường trở thành ông vua «tuyệt đối» và chỉ huy quân sự tối cao của Nhật Bản có dành thời gian cho sở thích khoa học của mình, nhưng phần lớn thời gian và hầu hết các mối quan hệ cá nhân tốt đẹp của ông là với các sĩ quan quân đội, những người không phải là các nhà khoa học. Trong hai năm học cuối cùng tại trườngOgakumoryo, Hirohito tỏ ra thân thiện với Tướng Ugaki, một người rất tự tin. Sau này, khi điều hành đất nước cùng với các bộ trưởng, Hirohito đã trang bị thêm cho mình chiếc mặt nạ của một tổng tư lệnh tối cao (đại nguyên súy) và bắt đầu thể hiện bản thân nhiều hơn. Những lời nói của Hirohito, được thốt ra theo một phong thái mạnh mẽ, có ảnh hưởng chính trị to lớn. Hirohito thường hoàn toàn tin tưởng vào những quan chức đã đuợc ông bổ nhiệm giữ những vị trí cao. Tuy nhiên Hirohito cũng mến mộ những nhà quân sự tài ba và chống chính trị như hiệu trưởng trường trung học của mình, Đại tá (sau này là Đô đốc về hưu) Ogasavvara, chuyên gia quan hệ công chúng đầu tiên thuộc lực lượng Hải quân Hoàng gia và hiệu trưởng, Thượng tướng Hải quân nổi tiếng Togo.

     Do đó làm thế nào để một người có thể hiểu được sự tồn tại song song và từng đặc điểm cụ thể trong những tính cách rất khác nhau, chứa đựng nhiều mâu thuẫn của Hirohito bộc lộ qua các giai đoạn khác nhau trong cuộc đời ông? Hirohito đã điều khiển cảm xúc của mình như thế nào để có thể đảm đương quá nhiều vai trò khác nhau đến như vậy, và cái giá mà Hirohito phải trả là gì? Chắc chắn đặc điểm nổi bật cũng là đặc điểm không bao giờ phai nhạt của Hirohito chính là một Thiên hoàng có quyền lực tuyệt đối. Quá trình học tập của Hirohito là câu chuyện kể về quá trình Hirohito trưởng thành trong suy nghĩ rằng mình là người đưa ra mệnh lệnh, một người tham gia cùng với những người khác trong việc hoạch định chính sách và người lãnh đạo của một quốc gia mang lại sự hiện đại cho châu Á.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: van hoa nguoi nhat

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Read Comments